Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Kết quả đầu tư
2.3.1.1.1. Năng lực tài chính
Với việc tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt đã góp phần tăng cường năng lực hoạt động của đơn vị mình. Với lượng vốn đầu tư hàng năm Chi nhánh Hà Nội đã tạo ra một lượng tài sản nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt.
Bảng 2.16. Vốn đã hình thành tài sản cố định tại Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP
Bản Việt ( Đơn vị: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu Đến tháng 12/2010 Đến tháng 12/2011 Đến tháng 12/2012 1 Nhà cửa vật kiến trúc 8.048 8.473 13.576
2 Ô tô phương tiện vận tải 560 839 987
3 Máy vi tính 489 556 689
4 Máy chủ. mạng tin học 460 537 613
6 Tài sản khác 532 568 601
7 Tổng 11.104 12.440 17.994
( Giá trị của TSCĐ tính theo giá trị còn lại)
Đến tháng 12/2012 tổng tài sản của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt được hình thành từ nguồn vốn đầu tư là 17.994 triệu đồng, tăng 5.554 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với mức tăng 44,6%. Trong năm 2012, tương ứng với mức vốn đầu tư cơ sở vật chất tăng nhanh thì tài sản là khu văn phòng và trụ sở công ty cũng chiếm một tỷ trọng lớn. Trong hoạt động đầu tư phát triển thì việc có độ trễ đầu tư là không tránh khỏi. Chính vì vậy hàng năm bên cạnh một lượng vốn đầu tư thực tế bỏ ra còn có một lượng vốn đầu tư từ năm trước chuyển sang, đồng thời với nó là một lượng vốn chưa hình thành TSCĐ chuyển sang năm sau.
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trong những năm qua doanh thu từ hoạt động kinh doanh của đơn vị liên tục tăng.
Bảng 2.17. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt giai đoạn 2010 - 2012
( Đơn vị: triệu đồng)
STT Năm 2010 2011 2012
1 Doanh thu 181.021 211.276 247.054
2 Chi phí 83.513 88.327 121.368
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt các năm 2010, 2011, 2012)
Từ số liệu trên bảng có thể thấy doanh thu và lợi nhuận của Chi nhánh Hà Nội tăng qua các năm. Năm 2010, doanh thu đạt 181,021 tỷ đồng và 97,508 tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2011 doanh thu tăng 50, 255 tỷ đồng so với năm 2010 đạt mức 231, 276 tỷ đồng. Và Lợi nhuận năm 2011 là 142,949 tỷ đồng. Đến năm 2012, cùng với sự khó khăn của kinh tế đất nước và hoạt động trì trệ của cả hệ thống ngân hàng, doanh thu của Chi nhánh Hà Nội đạt 247,054 tỷ đồng nhưng do trong năm 2012, chi phí của ngân hàng tăng mạnh đột biến lên 121,368 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận của Chi nhánh Hà Nội chỉ còn 125,686 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2011.
2.3.1.1.2. Năng lực kinh doanh
Năng lực huy động vốn.
Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 như sau:
Bảng 2.18. Tổng hợp nguồn vốn huy động của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt giai đoạn 2010 -2012
( Đơn vị: VNĐ)
STT
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
1 Tiền gửi không kỳ hạn 282.204.996.566 319.684.753.688 490.042.967.453
2 Tiền gửi có kỳ hạn 2.965.565.223.452 3.520.814.304.392 4.454.263.450.109
3 Tiền gửi vốn chuyên
dùng 110.969.700 110.969.700 110.969.700
5 Tổng vốn huy động 3.496.954.230.560 4.117.218.814.260 5.325.549.260.000
6 Tốc độ tăng vốn huy
động (%) - 15,07 23,64
(Nguồn: Phòng kế toán giao dịch và ngân quỹ, Ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội)
Từ bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh có sự gia tăng từ năm 2010 đến 2012. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn như vừa qua, thành tựu đạt được trong hoạt động huy động vốn cho ngân hàng rất đáng được khích lệ. Lượng vốn huy động được của toàn chi nhánh Hà Nội trong năm 2012 ước tính đạt trên 5000 tỷ đồng đã đóng góp không nhỏ trong tổng lượng vốn huy động của toàn hệ thống của ngân hàng TMCP Bản Việt. Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản nhất của mỗi ngân hàng, nó quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Ngay từ đầu Chi nhánh Hà Nội đã xác định nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến việc kinh doanh, do vậy đã quán triệt, xây dựng quy chế khoán huy động vốn tới từng cán bộ, từng phòng giao dịch trực thuộc chủ động tiếp cận khách hàng là dân cư, các tổ chức kinh tế. Kết hợp đầu tư mở rộng mạng lưới tại những khu đô thị mới có dân cư đông đúc, mở rộng các hình thức thanh toán như chuyển tiền điện tử, kết nối với khách hàng, chất lượng dich vụ thẻ đáp ứng kịp thời các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Do nhu cầu vốn hoạt động từ các khách hàng một số năm gần đây khá lớn, nên các ngân hàng thương mại đã đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, hậu mãi để huy động vốn, sự cạnh tranh nhìn chung là khá quyết liệt. Tuy nhiên, có thể thấy là các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng công cụ giá thấp để huy động vốn. Một số ngân hàng thương mại cũng sử dụng biện pháp mở rộng chi nhánh để tiến gần hơn tới khách hàng, tuy nhiên, việc mở chi nhánh hiện nay là khá ồ ạt, chưa thực sự tính đến hiệu quả, gây khó khăn cho công tác quản trị, gia tăng rủi ro. Rõ ràng là, với đối sách tăng lãi suất để huy động vốn ít nhiều sẽ làm suy giảm lợi nhuận của các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, hiện tại các ngân hàng thương mại cổ phẩn, ngân hàng liên doanh luôn không ngừng phát triển mạng lưới hoạt động xuống cả khu vực nông thôn, đa dạng hoá các sản phẩm, công nghệ trình độ quản lý... để dành giật khách hàng, mở rộng thị phần, điều đó sẽ làm cho thị phần huy động vốn của Chi nhánh sẽ bị thu hẹp trong tương lai. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế vẫn chiếm ưu thế, chiếm một phần lớn trong tổng lượng vốn huy động của Chi nhánh. Năm 2012, con số này nằm ở mốc 63%. Tiếp theo sau đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của dân cư cũng chiếm một số lượng lớn và phần nhỏ nhất là tiền vay của các tổ chức tín dụng khác. Điều này cho thấy sự ổn định trong nguồn vốn huy động của đơn vị.Tích cực theo dõi biến động lãi suất huy động trên thị trường để có hướng điều chỉnh lãi suất kịp thời phù hợp hơn.Tiếp cận với một số các ban quản lý dự án như Ban quản lý dự án giao thông đô thị Hà Nội nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư trong việc chi trả tiền đền bù. Ngân hàng TMCP Bản Việt đã thường xuyên bám sát thị trường, các yếu tố cạnh tranh, để đưa ra các sản phẩm dich vụ với lãi suất và mức phí phù hợp. Làm tốt công tác tiếp thị tới khách hàng nhất làm các điểm mới mở ban đầu đã thu hút được sự chú ý của nhiều cá nhân và doanh nghiệp đến mở tài khoản và gửi tiền tiết kiệm tăng lên đáng kể. Ngoài ra, Chi nhánh thường xuyên phát động phong trào thi đua huy động vốn với các tiêu chí cụ thể, khen thưởng kịp thời đền từng phòng ngiệp vụ, phòng giao dịch và trực tiếp đến từng cán bộ tăng trưởng được nguồn vốn.
Bảng 2.19. Bảng kết quả huy động vốn của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt và một số ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
( Đơn vị: tỷ đồng)
Tên ngân hàng 2010 2011 2012 VCCB Chi nhánh Hà Nội 3.496 4.117 5.325 VP Bank Đông Đô 2.653 3.461 4.122 ACB Chi nhánh Hà Nội 3.234 4.218 5.665 Vietcombank Phố Huế 3.69 4.756 6.013
( Báo cáo thường niên của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt các năm)
Kết quả huy động vốn của ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội tăng mạnh qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp so với các ngân hàng khác trong cùng khu vực. Dẫn đầu vẫn là ngân hàng Vietcombank Phố Huế với mức huy động đạt trên 6000 tỷ đồng. Điều này đòi hỏi Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn tới cần có những biện pháp tăng cường khả năng huy động vốn của mình.
Bảng 2.20. Dư nợ tín dụng cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012
( Đơn vị: VNĐ)
Năm 2010 2011 2012
Dư nợ tín dụng 1.465.136.218.802 2.752.119.956.957 3.925.332.600.697
( Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội)
Từ 2010 đến 2012, dư nợ tín dụng cho vay tăng qua các năm. Từ 2011 đến 2012, dư nợ tín dụng tăng chậm lại. Tình hình khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước, tình hình nợ xấu trong hệ thống các ngân hàng vẫn chưa được giải quyết dẫn đến thực trạng các doanh nghiệp hạn chế việc sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng sản xuất và tín dụng tiêu dùng giảm sút, các ngân hàng cũng hạn chế trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. Năm 2012, mức tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt là 42% và tăng trưởng tín dụng của toàn bộ ngân hàng TMCP Bản Việt là 78% - 1 con số rất cao so với mức tăng trưởng tín dụng 7% của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bảng 2.21. Phân loại chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012
( Đơn vị : VNĐ) STT Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 1.319.148.498.245 1.631.099.280.122 2.785.456.255.000 2 Nợ cần chú ý 86.410.819.880 73.684.424.615 84.546.415.785 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 6.971.180.000 9.604.150.800 12.456.852.102 4 Nợ nghi ngờ 24.480.814.000 10.895.964.000 25.452.100.000 5 Nợ có khả năng mất vốn 18.124.906.677 34.836.137.420 55.420.977.810 6 Tổng 1.465.136.218.802 2.752.119.956.957 3.925.332.600.697
( Nguồn : Phòng quản lý tín dụng, Ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội)
Từ bảng số liệu phân loại dư nợ tín dụng của ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 có thể thấy sự gia tăng của các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn mặc dù ngân hàng đã gia tăng việc quản lý tín dụng nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các khoản nợ xấu. Trong bối cảnh nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng vẫn đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, ảnh hưởng lớn tới các hoạt động của ngân hàng, cả huy động vốn và cho vay tín dụng thì các ngân hàng đều hạn chế tới mức thấp nhất các khoản nợ có thể gây mất vốn. Năm 2010, tại Chi nhánh Hà Nội con số này 1,24% , tăng nhẹ lên 1,27% trong năm 2011 và dừng lại ở con số 1,41 % trong năm 2012. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương về tăng cường kiểm soát đối với hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã chấn chỉnh hoạt động cho vay, tích cực đôn
đốc khách hàng để thu hồi nợ, tiền hành phân loại khách hàng để cơ cấu lại danh mục đầu tư nhờ đó hoạt động tín dụng tuy có phát triển nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Thời gian qua, trong công tác tín dụng Chi nhánh luôn chú trọng đến việc duy trì cơ cấu đầu tư hợp lý giữa cho vay ngắn hạn và trung và dài hạn nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản cho hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh đã cố gắng đàm phán với khách hàng để điều chỉnh lãi suất cho vay. Hiện nay Chi nhánh vẫn chỉ phát triển mạnh các sản phẩm truyền thống liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, nhận gửi và thanh toán. Nhằm góp phần chia sẻ và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc ổn định nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2012 Ngân hàng TMCP Bản Việt triển khai chương trình “Cho vay ưu đãi sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp”.Theo đó, VietCapital Bank sẽ dành 300 tỷ đồng để cho khách hàng doanh nghiệp tại TP. HCM vay với lãi suất ưu đãi 14%/năm. Đối tượng của gói vay hỗ trợ là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu có nguồn thu ngoại tệ và cam kết bán ngoại tệ cho Ngân hàng, cũng như sử dụng các dịch vụ, tiện ích thanh toán quốc tế của Ngân hàng. Ngoài mức lãi suất ưu đãi, VietCapital Bank còn tiến hành đơn giản hóa các thủ tục để hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng nhất.
Để thấy rõ hơn năng lực cạnh tranh trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội ta có bảng sau:
Bảng 2.22. Dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt và một số ngân hàng
( Đơn vị: tỷ đồng)
Tên ngân hàng 2010 2011 2012 1. VCCB Chi nhánh Hà Nội 1.465 2.752 3.925 2. VP Bank Đông Đô 1.316 2.256 3.489 3. ACB Chi nhánh Hà Nội 2.102 3.764 4.718 4. Vietcombank Phố Huế 2.487 3.914 4.825
( Báo cáo kết quả kinh doanh của các chi nhánh năm 2010, 2011, 2012)
So với ACB Chi nhánh Hà Nội và Vietcombank Phố Huế thì hoạt động cho vay, cấp tín dụng của Chi nhánh vẫn còn hạn chế, chưa thực sự hiệu quả.
2.3.1.1.3. Năng lực công nghệ
Trước sức ép ngày càng lớn từ phía ngân hàng ngoại, giới chuyên môn cho rằng, ngoài việc tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực quản trị nguồn nhân lực thì hiện đại hoá công nghệ được xem là một giải pháp hợp lý trong bối cảnh hiện tại và những năm tới. Qua đó sẽ không những nâng cao được năng lực tài chính mà còn có điều kiện tiếp tục hiện đại hoá công nghệ đổi mới quản trị điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế. Trong các năm qua Chi nhánh Hà Nội đặc biệt quan tâm tới đầu tư cải tiến kỹ thuật, hiện đại hoá máy móc thiết bị và công nghệ mới để nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm, cạnh tranh và tiêu thụ dễ dàng trên thị trường. Ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống về tiền gửi, tiền vay, Chi nhánh còn chú trọng đến hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để mở rộng các sản phẩm dịch vụ mới ngoài tín dụng, đến nay hệ thống IPCAS đã được triển khai áp dụng rộng rãi, đó là tiềm năng lớn để phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng như gởi tiền nhiều nơi rút nhiều nơi, phát hànhvà sử dụng các loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ Visa, Mastercard,.... để giao dịch trên hệ thống máy ATM, máy POS, dịch vụ kiều hối Western Union, thanh toán quốc tế. Trong thời gian gần đây, mạng lưới máy ATM đã khá phát triển, người tiêu dùng có thể tiếp cận dễ dàng, nhưng ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra lượng tiền trong các máy ATM, nhất là không để các máy này hết tiền. Thời gian đối với người tiêu dùng rất quan trọng cho nên cần hướng dẫn và thực hiện thủ tục nhanh vừa làm hài lòng người tiêu dùng vừa tiết kiệm thời gian cho ngân hàng. Nhân viên phục vụ nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cần thực hiện nhanh hơn trong hoặc ngoài địa bàn nhưng cần phải chính xác để tránh thiệt hại cho cả ngân hàng và người tiêu dùng.
Việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại rõ ràng đã đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tại đây, các dự án công nghệ tin học được triển khai đã hỗ trợ quá trình giao dịch làm tăng năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trường. Những sản phẩm không ngừng được tăng thêm như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng nội địa,
chuyển tiền, dịch vụ kiều hối, thanh toán song biên, thanh toán qua một tài khoản, nối mạng SWIFT trực tiếp với Vietcombank, xuất khẩu ngoại tệ.
2.3.1.1.4. Năng lực nhân sự
Đây có thể coi là một mục tiêu chiến lược quan trọng nhất được Chi nhánh đặt