Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu ĐẦU tư NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÂN HÀNG TMCP bản VIỆT – CHI NHÁNH hà nội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 35 - 54)

– Chi nhánh Hà Nội

2.2.1. Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt

Nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Bản Việt chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn đầu tư của đơn vị. Với đặc tính là một trung gian tài chính, là một kênh huy động vốn nhàn rỗi trên thị trường, chính vì vậy đơn vị nắm giữ lượng vốn dư thừa lớn trong tay nên ngân hàng có thể sử dụng chính nguồ vốn đó trong việc tái đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Đây là một thuận lợi vì không phải chịu rủi ro tín dụng khi tiến hành các hoạt động đầu tư cũng như không phải chịu áp lực về trả lãi và gốc khi đến hạn.

Bảng 2.4. Quy mô và tốc độ tăng nguồn vốn dành cho đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Bản Việt - Chi nhánh Hà nội giai đoạn 2010 - 2012 Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 Vốn đầu tư Tỷ đồng 10,215 14,968 24,282 44,612 Tốc độ tăng vốn đầu tư % - 46,52 62,23 83,72

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Bản Việt - Chi nhánh Hà Nội 2010,2011,2012)

Từ bảng trên có thể thấy, tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2010, vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Hà Nội đạt 14,968 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 10,215 tỷ đồng. Sang năm 2011, lượng vốn đầu tư là 24,282 tỷ đồng, tăng tuyệt đối 9,314 tỷ đồng so với năm 2010. Năm 2012 có sự gia tăng mạnh mẽ khi lượng vốn nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Hà Nội đạt mức 44,612 tỷ đồng, tăng tuyệt đối 20,33 tỷ đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2012 Chi nhánh tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, thuê, mua thêm cơ sở mới và thực hiện một số chương trình nhằm đẩy mạnh hình ảnh của ngân hàng TMCP Bản Việt đến gần hơn với người tiêu dùng.

Vốn đầu tư dành cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Bản Việt chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư của ngân hàng TMCP Bản Việt. Điều này không có nghĩa ngân hàng không chú trọng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh mà do với đặc trưng là ngân hàng một thương mại cổ phần, ngân hàng TMCP Bản Việt phải tập trung lượng vốn đầu tư cho các hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại để nhanh chóng sinh lời và có khả năng quay vòng vốn. Bởi

vậy, nguồn vốn đầu tư cho đầu tư phát triển nói chung và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh nói riêng chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

2.2.2. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012

Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Bản Việt bao gồm các nội dung : Đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm trang thiết bị, hệ thống phần mềm, công nghệ; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đầu tư cho hoạt động marketing, mở rộng mạng lưới; đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm và đầu tư khác. Lượng vốn cho mỗi nội dung đầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư cho từng nội dung trong tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.5. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh theo nội dung đầu tư của ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012

( Đơn vị: VNĐ)

Năm

Nội dung đầu tư

2010 2011 2012

Đầu tư cơ sở vật chất 1.020.000.000 2.523.220.000 10.039.258.125

Đầu tư mua sắm trang thiết bị, hệ

thống phần mềm 2.020.000.000 3.523.220.000 5.465.000.000

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 6.250.000.000 9.125.000.000 13.425.000.000

Đầu tư cho hoạt động marketing, mở

rộng mạng lưới 1.525.566.000 2.855.000.000 5.265.300.000 Đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản

phẩm 4.152.000.000 6.255.400.000 10.417.300.000

Bảng 2.6. Tỷ trọng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh theo nội dung đầu tư của ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012

( Đơn vị: %)

Nội dung đầu tư 2010 2011 2012 Đầu tư cơ sở vật chất 6,81 10,39 22,50 Đầu tư mua sắm trang thiết bị, hệ thống

phần mềm 13,50 14,51 12,25 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 41,76 37,58 30,09 Đầu tư cho hoạt động marketing, mở rộng

mạng lưới 10,19 11,76 11,80

Đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm 27,74 25,76 23,35

Tổng 100 100 100

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt các năm 2010, 2011, 2012)

Chi nhánh Hà Nội nói riêng và ngân hàng TMCP nói chung đang quan tâm hơn đến việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng mình. Xét riêng Chi nhánh Hà Nội, lượng vốn đầu tư hàng năm cho hoạt động này tăng qua các năm, biểu thị trên bảng số liệu. Cơ cấu vốn đầu tư trong từng năm là khác nhau, nhưng nhìn chung Chi nhánh đang từng bước chú trọng vào đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị, nền tảng cho mọi hoạt động của Chi nhánh. Có thể nhận thấy tỷ trọng của vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nghiên cứu phát triển sản phẩm vẫn chiếm tỉ lệ lớn qua các năm. Hàng năm, vốn đầu tư dành cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực vẫn chiếm hơn 30%, đặc biệt năm 2010 còn chiếm 41,76% - 1 con số khá lớn. Cùng với đó là tỷ trọng lớn của việc chi cho đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới – trên 20% mỗi năm. Còn lại phân bổ đều cho các hoạt động đầu tư khác của đơn vị.

2.2.2.1. Đầu tư cơ sở vật chất

Hoạt động đầu tư cơ sở vật chất không tác động ngay và không tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh hay việc chiếm lĩnh thị phần của Chi nhánh nhưng nó có tác động gián tiếp và to lớn đến điều kiện làm việc của cán bộ nhân viên, đến bộ mặt của Chi nhánh nói riêng và ngân hàng TMCP Bản Việt nói chung, đến hình ảnh của ngân hàng với đối tác và khách hàng. Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất nên hàng năm Chi nhánh rất chú trọng cho hoạt động đầu tư này: bao gồm xây dựng mới và cải tạo những cơ sở vật chất cũ hiện có của Chi nhánh và cả các phòng giao dịch.

Số liệu về quy mô vốn đầu tư và tốc độ tăng của vốn đầu tư qua các năm của Chi nhánh Hà Nội được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.7. Vốn đầu tư cơ sở vật chất của ngân hàng TMCP Bản Việt - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012

STT

Năm Chỉ tiêu

Đơn

vị 2010 2011 2012

1 Vốn đầu tư cơ sở vật

chất VNĐ 1.020.000.000 2.523.220.000 10.039.258.125

2 Tốc độ tăng % _ 147,37 297,87

3

Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

% 6,81 10,39 22,5

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt năm 2010,2011,2012)

Hiện nay Chi nhánh Hà Nội có trụ sở tại tầng 1-2-3 tòa nhà số 125-127 Bà Triệu, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là địa điểm mà Chi nhánh Hà Nội thuê với mức giá 25USD/1 m2, một mức giá cao, so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, Chi nhánh Hà Nội vẫn phải thường xuyên chi cho hoạt động sửa chữa cơ sở vật chất của khu văn phòng này. Việc chi sửa chữa này cũng đòi hỏi lượng vốn không nhỏ. Ngoài ra Chi nhánh Hà Nội còn có những phòng giao dịch trực thuộc nằm rải rác trên địa bàn thành phố Hà Nội nên chi phí cho việc đầu tư mới cũng như sửa chữa cơ sở vật chất hiện có là rất lớn. Nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản của Chi nhánh có xu hướng tăng lên qua các năm. Đặc biệt trong năm 2012, nguồn vốn này đã tăng đột biến. Sự gia tăng này được giải thích là do Chi nhánh trong thời điểm này đã tiến hành di dời trụ sở về địa điểm số 125-127 Bà Triệu, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng,Hà Nội thuận lợi cho việc giao dịch và quảng bá thương hiệu của ngân hàng TMCP Bản Việt và đầu tư mở rộng một phòng giao dịch.

2.2.2.2. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ

Các trang thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của nhân viên cũng như ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng. Trang thiết bị càng hiện đại, càng phù hợp thì càng tạo điều kiện làm việc tốt hơn. Hơn nữa các trang thiết bị hiện đại của Chi nhánh có thể đáp ứng nhanh hơn các yêu cầu của khách hàng, càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì việc cạnh tranh của Chi nhánh càng dễ dàng hơn bởi khách hàng là một nhân tố quảng cáo rất hữu hiệu: vừa hiệu quả nhanh vừa tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó với một hệ thống thiết bị đồng bộ giữa các phòng ban sẽ làm cho việc kết nối trong nội bộ ngân hàng nhanh hơn, điều này sẽ làm tăng chất lượng công việc. Yêu cầu của việc chuyển số liệu từ Chi nhánh đến trụ sở chính tại TP.Hồ Chí Minh và tới các phòng giao dịch trực thuộc đòi hỏi nhanh và chính xác. Do đó Chi nhánh xác định cần tăng cường đầu tư cho máy móc thiết bị tại Chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc. Với việc quản lý một số lượng lớn các hợp đồng tín dụng của khách hàng với giá trị lớn và thời hạn dài và việc tính hạn mức tín dụng, xếp hạng tín dụng,…. phức tạp đòi hỏi một hệ thống công nghệ phần mềm phục vụ tốt. Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc đảm bảo thông tin trước các đối thủ cạnh tranh là điều rất cần thiết. Đứng trước yêu cầu đó, Chi nhánh đã tăng cường đầu tư cho hệ thống phần mềm bảo

mật. Các trang thiết bị và hệ thống phần mềm của Chi nhánh được mua từ nhiều công ty có uy tín với nguyên tắc mua bán một cách chặt chẽ, chất lượng là yếu tố hàng đầu. Thiết bị được Chi nhánh mua nhiều nhất trong các năm là các loại máy tính nhằm phục vụ như cầu tin học hóa khi làm việc.

Bảng 2.8. Vốn đầu tư mua sắm thiết bị và hệ thống phần mềm của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt

STT

Năm

Chỉ tiêu

Đơn

vị 2010 2011 2012

1 Vốn đầu tư mua sắm thiết

bị, hệ thống phần mềm VNĐ 2.020.000.000 3.523.220.000 5.465.000.000

2 Tốc độ tăng % _ 24,91 37,32

3

Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

% 13,5 14,51 12,25

(Nguồn : Tổng hợp từ các báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt 2010, 2011, 2012)

Chi phí cho hoạt động mua sắm thiết bị và hệ thống phần mềm tại Chi nhánh tăng dần cả về số tuyệt đối và tương đối qua các năm. Đặc biệt là trong năm 2012, tốc độ tăng lên đến trên 37%. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do trong năm 2012, Chi nhánh tiến hành chuyển trụ sở về địa điểm mới tại tầng 1-2-3 tòa nhà số 125-127 Bà Triệu, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và mua sắm hệ thống máy móc thiết bị mới phục vụ cho việc mở rộng hoạt động. Đồng thời, Chi nhánh cũng phát triển hệ thống Core banking và hệ thống phần mềm xếp hạng tín dụng phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi hành lang pháp lý được thông thoáng, các rào cản về phân biệt đối xử giữa các ngân hàng với nhau không còn, dịch vụ của các ngân hàng gần như tương đương nhau thì ngân hàng nào có công nghệ

tiên tiến hơn nhất định sẽ chiếm được ưu thế. Các ngân hàng tại Việt Nam cũng nhận thức rõ điều đó. Khả năng nhạy bén trong việc tiếp cận với công nghệ mới dần bộc lộ. Liên minh thống nhất hệ thống thẻ ATM giữa Smartlink và Banknet đã cho thấy vai trò của công nghệ trong thanh toán bởi nếu không có công nghệ, việc làm trên mãi mãi chỉ là mong ước xa vời… Ngân hàng HSBC, Đông Á cũng mạnh dạn đầu tư phát triển các cây ATM đặc biệt, cho phép khách hàng gửi các khoản tiền lớn trực tiếp ngay tại các điểm rút tiền tự động mà không cần đến tận nơi giao dịch thông thường.Nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới công nghệ, ban lãnh đạo Chi nhánh Hà Nội đã quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ. Mục tiêu của đầu tư đổi mới công nghệ là nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng và tiến độ kinh doanh của đơn vị. Trong khuôn khổ hợp tác toàn diện, Smartlink và ngân hàng TMCP Bản Việt đã tập trung triển khai dịch vụ kết nối liên thông hệ thống ATM và điểm chấp nhận thẻ (POS) với mạng lưới 51 ngân hàng và định chế tài chính của liên minh Smartlink. Thông qua kết nối này, khách hàng sử dụng thẻ nội địa của ngân hàng TMCP Bản Việt trên toàn quốc có thể thực hiện giao dịch tại 16.000 máy ATM, 90.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) của các ngân hàng, định chế tài chính đã kết nối với hệ thống Smartlink và ngược lại. Ngân hàng TMCP Bản Việt đã triển khai các hệ thống BPM & ECM, hỗ trợ quản trị và tác nghiệp tập trung, đẩy mạnh việc phát triển các tiện ích ngân hàng điện tử và các sản phẩm thẻ; phát triển các chương trình hỗ trợ bán hàng, góp phần nhanh chóng mở rộng phạm vi khách hàng cá nhân (đặc biệt tập trung vào các khách hàng sẵn có của các đơn vị trong tập đoàn); chú trọng quản trị hệ thống bảo đảm an toàn hệ thống và an ninh mạng, kết hợp với hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của tập đoàn để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP Bản Việt. Năm 2010 là năm ngân hàng TMCP Bản Việt đã hoàn thành một số dự án trọng điểm như FTP (quản lý định giá vốn nội bộ), Internet Banking, SMS Banking,… đáp ứng kịp thời các yêu cầu của kinh doanh và tác nghiệp. Công tác đảm bảo vận hành hệ thống và hỗ trợ công nghệ (IT Helpdesk) đã được chú trọng tăng cường, việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho các chi nhánh, phòng giao dịch mới khai trương luôn được thực hiện đúng tiến độ đề ra. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Bản Việt cũng đang tích cực triển khai một số hệ thống hỗ trợ tác nghiệp cốt lõi như: BPM (hệ quản trị quy trình nghiệp vụ), ECM (hệ quản trị nội dung đa dụng),…

Trong khi đó, các đối thủ khác cũng đã mạnh tay đầu tư vào công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển sản phẩm công nghệ cao. Tổng hợp chi phí của một số ngân hàng trong việc triển khai ứng dụng phầm mềm lõi Core banking như sau:

Bảng 2.9. Chi phí các ngân hàng đã chi để ứng dụng phần mềm “ Core banking”

Tên ngân hàng Chi phí

1. ACB 2 triệu USD

2. Sacombank 3,2 triệu USD 3. Techcombank 2 triệu USD

4. EAB 2,7 triệu USD

5. VIB 3 triệu USD

( Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại)

Qua bảng số liệu có thể thấy các ngân hàng rất chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, sự phát triển của công nghệ được xem là yếu tố quyết định đến sức mạnh cạnh tranh của các ngân hàng trong việc phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ…

2.2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Con người là nhân tố cốt lõi cho mọi sự phát triển, nhận thức được điều đó, Chi nhánh Hà Nội đã đầu tư hình thành một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên trách có trình

Một phần của tài liệu ĐẦU tư NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÂN HÀNG TMCP bản VIỆT – CHI NHÁNH hà nội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 35 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w