Bất kỳ hoạt động đầu tư nào cũng đều cần phải có vốn. Tại ngân hàng TMCP Bản Việt, hoạt động đầu tư phát triển là một trong nhiều hoạt động đầu tư của đơn vị ( đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển). Vì vậy, nguồn vốn đầu tư của đơn vị được chia ra để đảm bảo hoạt động đầu tư sao cho hiệu quả nhất. Vốn chủ sở hữu có vai trò lớn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại vì đó là yếu tố quyết định năng lực tài chính của ngân hàng. Chi nhánh Hà Nội là một bộ phận trong hệ thống của ngân hàng TMCP Bản Việt và nguồn vốn cho hoạt động đầu tư tại đơn vị đều được cấp duyệt từ trên xuống, được phê duyệt bởi Phòng đầu tư đặt tại Trụ sở chính của ngân hàng. Hiện tại thì nguồn vốn đầu tư của ngân hàng TMCP Bản Việt gồm 2 nguồn chính là từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Trong đó nguồn vốn đầu tư phát triển của đơn vị chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu. Toàn bộ nguồn vốn dùng cho đầu tư phát triển nói chung và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh nói riêng tại ngân hàng TMCP Bản Việt cũng đều là từ nguồn vốn chủ sở hữu, và thường chiếm một tỷ lệ nhất định của nguồn vồn chủ sở hữu của toàn bộ ngân hàng.
Bảng 2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của ngân hàng TMCP Bản Việt giai đoạn 2010 – 2012
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị 2010 2011 2012
Tổng vốn đầu tư tỷ đồng 1.463 5.859 10.790
( Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt các năm 2010, 2011, 2012)
Từ năm 2010 đến 2012, lượng vốn dành cho hoạt động đầu tư của ngân hàng TMCP Bản Việt liên tục gia tăng, điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu tăng cường đầu tư của ngân hàng TMCP Bản Việt, đặc biệt là năm 2011 tăng hơn 300% so với năm 2010 và năm 2012 cũng tăng 84,16% với năm 2011 – những con số khá cao so với tình trạng ảm đạm của thị trường ngân hàng năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng vốn đầu tư đột biến trong năm 2011 do ngân hàng TMCP Bản Việt tăng mạnh đầu tư vào các chứng khoán nợ. Cụ thể trong năm 2011, chứng khoán nợ đạt 5.774 tỷ đồng, tăng 3,2 lần so với năm 2010, chính điều này đã dẫn đến sự tăng đột biến của dòng vốn đầu tư ngân hàng.
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn đầu tư của ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội
giai đoạn 2010 – 2012 ( Đơn vị: tỷ đồng)
STT Năm 2010 2011 2012
1 Vốn chủ sở hữu 188 920 2.000 2 Vốn vay 1.141 4.334 7.242 3 Nguồn vốn khác 134 605 1.548 4 Tổng vốn đầu tư 1.463 5.859 10.790
( Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt các năm 2010, 2011, 2012) Bảng 2.3. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư của ngân hàng TMCP Bản Việt giai đoạn
2010 – 2012 ( Đơn vị : %)
STT Năm 2010 2011 2012
1 Vốn chủ sở hữu 12,85 15,70 18,54
3 Nguồn vốn khác 9,16 10,33 14,35
4 Tổng vốn đầu tư 100 100 100
( Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt các năm 2010, 2011, 2012)
Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư của ngân hàng TMCP Bản Việt, mà nguồn đóng góp chính cho hoạt động đầu tư nói chung là từ vốn vay và các nguồn vốn khác. Qua các năm, nguồn vốn chủ hữu có xu hướng tăng về tỷ trọng nhưng vẫn là con số khiêm tốn so với dòng vốn vay. Có thể thấy, nguồn vốn vay có vai trò rất quan trọng trong hoạt động đầu tư của ngân hàng, là xương sống quyết định toàn bộ hoạt động ngân hàng. Nhưng nguồn vốn chủ sở hữu lại chiếm toàn bộ trong vốn đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Bản Việt, vì theo quy chế thì không được sử dụng vốn từ nguồn vốn huy động và nguồn vốn vay để thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển. Vốn đầu tư phát triển của ngân hàng TMCP Bản Việt do đó cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư của đơn vị.