Một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Một phần của tài liệu ĐẦU tư NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÂN HÀNG TMCP bản VIỆT – CHI NHÁNH hà nội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 97 - 99)

nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng

3.3.1. Một số kiến nghị với Chính phủ

- Trước hết cần cải cách doanh nghiệp nhà nước, tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ cho khu vực doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân chính gây ra nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ xấu tại các ngân hàng thương mại nhà nước cao. Chính vì vậy, nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng sẽ khó thực hiện.

- Thứ hai, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ ban hành Luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, đưa luật này trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát họat động cạnh tranh.

- Thứ ba, thống nhất quan điểm, xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa tài chính. Tự do hoá tài chính phải được thực hiện sau cùng, sau khi đã thực hiện cải cách cơ cấu và tự do hoá thương mại. Nếu có được lộ trình hội nhập tài chính thích hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh mà không bị vướng vào các dạng khủng hoảng tài chính - ngân hàng khác nhau.

- Thứ tư, khẩn trương hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ và hoàn thiện hoạt động của thị trường chứng khoán, xác định cụ thể lộ trình mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng.

- Thứ năm, cần sớm tách quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn Nhà nước tại ngân hàng thương mại khỏi ngân hàng nhà nước, mà chuyển về Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Kho bạc Nhà nước. Để đảm bảo rằng mọi hoạt động nghiệp vụ hay hoạt động quản lý nhà nước về ngân hàng là hoàn toàn khách quan với mọi thành phần sở hữu, mọi loại cổ đông và cũng là tiền đề để sớm cơ cấu lại mô hình tổ chức - chức năng nhiệm vụ của NHNN thành ngân hàng trung ương hiện đại (Theo Thông báo số 191-

TB/TW, ngày 01/9/2005 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quyết định số: 112/2006/QĐ-TTg, ngày 24/5/2006 về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020).

- Thứ sáu, Pháp luật về ngân hàng cần ghi rõ những loại quan hệ nào giữa ngân hàng nhà nước với tổ chức tín dụng hoặc giữa các tổ chức tín dụng với nhau hay giữa tổ chức tín dụng với nền kinh tế phải dùng mệnh lệnh hành chính, quan hệ nào nhất thiết không và không được dùng mệnh lệnh hành chính. Đảm bảo rằng việc quản lý và chủ động “dẫn dắt” cuộc chơi của ngân hàng nhà nước đối với các hoạt động dịch vụ của ngân hàng là hoàn toàn thượng tôn quy luật thị trường, quy luật cạnh tranh bình đẳng, nguyên lý bình thông nhau và có tính tới những đặc thù mang tính khách quan của từng loại ngân hàng theo cơ chế “bức tường lửa”. Theo đó, ví dụ, những loại quan hệ sau đây là không nên sử dụng biện pháp hành chính: lãi suất trên thị trường 1 và thị trường 2; nghiệp vụ thị trường mở (OMO), tái cấp vốn, tái chiết khấu, đấu thầu trái phiếu kho bạc, tỷ giá… Ngược lại, những loại quan hệ sau đây nhất thiết phải thiết quân luật và dùng biện pháp hành chính: Các yêu cầu đủ chuẩn an toàn từng thời kỳ đối với từng loại tổ chức tín dụng; việc huy động và cấp tín dụng ngoại tệ, vàng (nên sớm nghiêm cấm loại dịch vụ này); Các biện pháp chống ngoại tệ hóa phương tiện thanh toán; Dự trữ bắt buộc, tỷ trọng thời hạn dư nợ/tổng dư nợ, loại đầu tư cho từng loại ngân hàng chuyên biệt theo cơ chế “bức tường lửa”, tỷ lệ đặt cọc so với vốn điều lệ để được tham gia tái cấp vốn, tái chiết khẩu trên thị trường 2 hay OMO…

3.3.2. Về phía Ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Thứ nhất, năng cao năng lực quản lý điều hành. Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước nhằm năng cao hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.

- Thứ hai, phối hợp cùng Bộ Tài chính tham gia xây dựng và phát triển đa dạng thị trường vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn hiện nay mà các ngâ hàng thương mại đang phải gánh vác.

- Thứ ba, Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng xin phép Chính phủ để đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, tạo điều kiện cho các ngân hàng này hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu ĐẦU tư NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÂN HÀNG TMCP bản VIỆT – CHI NHÁNH hà nội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w