VI- Những danh hiệu thi đua của ngành thuế
2- Thời kỳ 2001-2005
Năm 2005, ngành Thuế cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, động viên cán bộ, công chức ngành Thuế và tổ chức, cá nhân nộp thuế thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế. Cục thuế tỉnh, thành phố trong cả nước đã tiến hành tổ chức Đại hội điển hình tiên tiến cấp cơ sở; Tổ chức hội nghị Tuyên dương ĐTNT; Hội nghị Đại biểu nữ công chức “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; qua đó đã lựa chọn được nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc đi dự Đại hội điển hình tiên tiến ngành Thuế toàn quốc lần thứ II (tháng 7/2005). Đại hội đã tuyên dương tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng, trong đó:
- 07 tập thể và 01 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động; trong đó :
+ Tổng cục thuế
+ Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh +Cục thuế tỉnh Quảng Ninh
+ Cục thuế tỉnh Khánh Hoà + Cục thuế tỉnh Bình Dương + Cục thuế tỉnh Lâm Đồng + Cục thuế tỉnh An Giang
+ Bà Nguyễn Thị Phương Dung Cục trưởng TP. Hồ Chí Minh - 01 Huân chương Hồ Chí Minh (2004): Tổng cục thuế Nhà nước
- Huân chương Độc lập Hạng nhất : Tổng cục Thuế Nhà nước - 01 Huân chương Độc lập hạng Ba: Cục thuế Quảng Ninh - 10 Huân chương lao động hạng Nhất;
- 67 Huân chương lao động hạng Nhìcho Tập thể; 11 cho cá nhân - 310 Huân chương lao động hạng Ba;
- 49 Chiến sỹ thi đua toàn quốc;
- 978 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; - 16 Cờ thi đua của Chính phủ;
- 9 Cờ thi đua dẫn đầu từng mặt công tác của Tổng cục Thuế; - 1.650 Bằng khen của Bộ tài chính;
- 1039 CSTĐ ngành Tài chính;
- 9706 Bằng khen của Tổng cục thuế; - 1.318 CSTĐCS Tổng cục Thuế;
- 500 nữ công chức được Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tặng Bằng khen về thành tích “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
THAY LỜI KẾT
Tài liệu bồi dưỡng" Thuế Việt nam qua các thời kỳ Lịch sử " cho Công chức mới vào ngành tổ biên soạn không có tham vọng biên tập lại toàn bộ Lịch sử thuế Việt nam từ trước đến nay và tổng kết những bài học qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước mà chỉ cung cấp cho công chức thuế mới vào ngành những tư liệu về thuế Việt nam qua các thời kỳ lịch sử, sự hình thành và phát triển của Hệ thống thuế Việt nam đặc biệt là phần thuế của chính quyền cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam Quang vinh. Tài liệu bồi dưỡng này với mong muốn các cán bộ công chức mới vào ngành nắm những nét rất khái quát, cơ bản những sắc thuế rất đặc trưng trong từng thời kỳ lịch sử gắn với công cuộc xây dưng và giữ nước của dân tộc Việt nam chúng ta. Thành tựu nổi bật công tác thuế của nước ta đó là thời kỳ do Đảng Cộng Sản Việt nam lãnh đạo, công tác thuế không ngừng được cải tiến, cải cách để hoàn thiện theo đà phát triển và lớn mạnh của đất nước. Hệ thống chính sách thuế và thu thuế của chúng ta dã không ngừng cải tiến và hoàn thiện từ đơn giản đến khoa học hiện đại. Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, Chính phủ và Bộ Tài Chính; sự phối hợp chặt chẽ với các nghành, các đoàn thể quần chúng, tinh thần đóng góp tự giác, nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân vì lợi ích đất nước; trong những năm qua ngành thuế đã phục vụ kịp thời yêu cầu xây dựng, ban hành, cải tiến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện tót các chính sách chế độ độ thu thuế của Đảng và Nhà nước; thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn lịch sử; góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, khơi dậy các tiềm năng, nội lực của đất nước; thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn từ bên ngoài để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN, vì sự nghiệp dân giau, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; thiết lập hệ thống chính sách thuế tương đối hoàn chỉnh cùng với việc kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý thu thống nhất, bảo đảm dược các yêu cầu của Bộ Chính trị đã đề ra trong việc triển khai các Luật thuế mới nhất là luật thuế Gía trị gia tăng. Thuế trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, góp phần chống lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế- xã hội. Các con số về số tiền thu thuế vào Ngân sách trong tài liệu đã phản ánh toàn ngành thuế liên tục hoàn thành suất sắc nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước với số thu năm sau cao hơn năm trước, đạt dược tỷ lệ GDP của Quốc hội giao cho.
Thực hiện đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước; ngành thuế chúng ta đã thực hiện thành công cải cách thuế bước I( 1990-1996) và bước II ( 1997-2001) và đang trong quá trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010:
Về chính sách thuế: xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn với hiện đại hoá
công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực Tài chính phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Về quản lý thuế: nâng cao trình độ quản lý thuế của Việt nam ngang tầm với các nước trong khu vực, xây dựng ngành thuế Việt nam tiên tiến, hiện đại và chuyên nghiệp nhằm đảm bảo thực thi tốt Pháp Luật Thuế; đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu lực, hiệu quả; phục vụ tốt tổ chức, cá nhân nộp thuế và phù hợp với chuẩn mực Quốc tê, nâng cao tính tự giác tuân thủ Pháp luật về Thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế, tăng cường việc thanh tra, giám sát của cơ quan thuế; đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước nhằm phục vụ sự nghiệp công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,.
Tài liệu tham khảo
- Lịch sử ngành Tài chính
- Lịch sử thuế Việt nam (Tập I, II Nhà xuất bản quốc gia ) - Báo cáo tổng kết công tác thuế 1990-2000 của Tổng cục thuế
- Báo cáo kết quả cải cách thuế và Hải quan giai đoạn 2001-2004, kế hoạch năm 2005và các năm tiếp theo của Bộ Tài Chính
- Báo cáo tổng kết công tác thuế 2001-2005 của Tổng cục thuế
- Báo cáo phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của ngành Thuế Nhà nước 5 năm ( 2001-2005)
- Báo cáo Tổng kết công tác thuế năm 2006 của TCT ngày 28/12/2006 - Kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 của Bộ Tài Chính (tháng 5/2005)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...1
Chương I...2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ VIỆT NAM TỪ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945...2
A- Thuế Việt nam trong thời kỳ phong kiến ...2
1- Thời kỳ đầu dựng nước và thời Bắc thuộc ...2
2- Thời kỳ các triều đại phong kiến dân tộc ...3
B - Thuế Việt nam dưới thời Pháp thuộc (từ 1858 đến 1945)...4
1- Chính sách bóc lột về kinh tế, vơ vét tài chính của thực dân Pháp: ...4
2- Thuế chủ yếu thu cho ngân sách Đông Dương...4
2.1- Thuế quan:(còn được gọi là thuế đoan, thuế thương chính)...4
2.2- Thuế gián thu (Công quản)...5
2.3- Tổ chức bộ máy quản lý thu các loại thuế ...6
3- Thuế chủ yếu thu cho ngân sách các xứ (kỳ)...6
3.1- Thuế thân (thuế đinh)...6
3.2 Thuế ruộng đất (thuế điền thổ)...6
3.3- Thuế lao dịch...7
Chương II...9
THUẾ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 ĐẾN NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM ( 1945-1975)...9
I - Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp ...9
II- Bối cảnh lịch sử- Phương hướng nhiệm vụ đối với công tác thuế 1955-1965 ...17
1- Bối cảnh lịch sử và chính sách thuế mới:...17
2- Thu đối với khu vực quốc doanh...18
3- Tổ chức bộ máy quản lý thu các loại:...18
4- Kết quả về kinh tế và thu các loại:...19
III - Giai đoạn cả nước có chiến tranh và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1966- 1975):...19
1. Ở miền Bắc:...19
2- Ở Miền Nam:...20
2.2-Thời kỳ chiến tranh đặc biệt (1960-1965)...21
2.3- Thời kỳ chiến tranh cục bộ (1966-1968)...22
2.4-Thời kỳ Việt Nam hoá chiến tranh (1969-1972)...24
2.5-Sau khi Hiệp định Paris được ký kết đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (1972 - 30/4/1975)...25
Chương III...27
THUẾ VIỆT NAM TỪ SAU NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC ĐẾN TRƯỚC CẢI CÁCH THUẾ BƯỚC I ( 1975-1990)...27
1- Thời kỳ trước đổi mới (1976 - 1985)...27
1.1- Giai đoạn 1976 - 1980:...27
1.2- Giai đoạn 1981 - 1985:...29
1.3. Khái quát về tình hình thu trong 10 năm (1976 - 1985):...30
2- Thời kỳ đổi mới (1986 - 1990):...30
2.1- Tình hình nhiệm vụ mới:...30
2.2- Nội dung cải tiến chủ yếu trước mắt về thuế và thu:...30
2.3- Tổ chức quản lý thu:...33
2.4- Kết quả đạt được:...33
3- Nhận xét chung về hệ thống thuế Việt Nam giai đoạn (1976 - 1990):...34
Chương IV...36
HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM THỰC HIỆN CẢI CÁCH THUẾ BƯỚC I CHO ĐẾN NAY (1990 - 2006)...36
I. Sự cần thiết khi tiến hành cải cách thuế bước I:...36
II. Mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của việc đổi mới hệ thống chính sách thuế...37
III- Các nội dung cơ bản của hệ thống thuế trong cải cách thuế bước I ...38
1- Cơ cấu hệ thống các sắc thuế mới trong cải cách bước I...38
2- Nội dung cơ bản của từng sắc thuế mới...39
2.1- Luật thuế doanh thu...39
2.2- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)...40
2.3- Luật thuế lợi tức...41
2.4- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu...42
2.5- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp...42
2.7- Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (thuế thu nhập cá
nhân)...43
2.8- Phí và Lệ phí trước bạ...43
2.9- Luật đầu tư nước ngoài ...43
3- Các thoả thuận và cam kết quốc tế về thuế...44
4- Kiện toàn tổ chức ngành thuế và tổ chức thực hiện:...44
5- Kết quả đạt được qua cải cách hệ thống chính sách thuế bước I...45
IV- Hệ thống thuế Việt Nam trong giai đoạn cải cách thuế bước II (1996 - 2000)...48
1. Bối cảnh kinh tế- xã hội khi tiến hành cải cách thuế bước 2...48
2. Các nội dung đổi mới hệ thống thuế trong giai đoạn này...49
2.1. Về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật...49
2.2- Luật thuế mới ...50
2.3- Về sửa đổi, bổ sung Luật ...51
3- Các thoả thuận và cam kết quốc tế về thuế ...53
3.1 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ...53
3.2- Các cam kết về thuế trong hội nhập với khu vực và thế giới...54
4- Cải tiến quy trình quản lý thu thuế...54
5. Về cải cách hành chính thuế ...55
6- Kiện toàn tổ chức bộ máy ngành thuế...56
7 - Đánh giá kết quả cải cách thuế bước II...56
7.1- Những kết quả đạt được:...56
7.2- Nhược điểm:...60
V- Hệ thống thuế giai đoạn cải cách hành chính trong lĩnh vực về thuế từ 2001 đến nay ...61
1- Nội dung cải cách Hành chính về Thuế. ...61
1.1- Cải cách về thể chế chính sách:...61
1.1.1- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng:...62
1.1.2- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt:...62
1.1.3- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi):...62
1.1.4- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: ...63
1.2- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế...63
1.3- Cải cách về tổ chức bộ máy và cán bộ...67
2- Kết quả thu Ngân sách 2001-2006...68
VI- Những danh hiệu thi đua của ngành thuế ...69
1- Giai đoạn 1990-2000 ...70
2- Thời kỳ 2001-2005...70
THAY LỜI KẾT...72