Bối cảnh kinh tế xã hội khi tiến hành cải cách thuế bước 2

Một phần của tài liệu lịch sử thuế (Trang 48 - 49)

IV- Hệ thống thuế Việt Nam trong giai đoạn cải cách thuế bước II (199 6-

1.Bối cảnh kinh tế xã hội khi tiến hành cải cách thuế bước 2

Từ giữa năm 1997, khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở các nước Đông Nam Á và lan ra nhiều nước khác. Dù bị tác động song kinh tế nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên qua khủng hoảng cũng rút ra nhiều bài học trong việc điều hành chính sách tài chính vĩ mô, vì vậy cần có những sửa đổi. Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 44 CT/TW ngày 4/11/1998 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện các luật thuế mới nhằm đạt được 3 yêu cầu chủ yếu là:

- Bảo đảm công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp ổn định được hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng cường hạch toán kinh tế, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước, trên thị trường quốc tế.

- Bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thu của Ngân sách Trung ương trong những năm đầu thực hiện. Tạo điều kiện để Ngân sách địa phương ổn định được nguồn thu, nâng dần tỷ lệ các địa phương cân đối ngân sách và đóng góp cho Ngân sách Trung ương.

- Bảo đảm ổn định thị trường trong nước, tránh gây ra những biến động mạnh về giá cả, đặc biệt là giá vật tư, hàng hoá quan trọng dùng cho sản xuất và tiêu dùng thiết yếu để ổn định sản xuất và không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Quốc hội cũng có Nghị quyết số 18/1998/QH10 ngày 25/11/1998 nêu ra yêu cầu "Chính phủ cần tập trung chỉ đạo thực hiện các Luật thuế mới, nhất là luật thuế GTGT. Để chủ động giải quyết kịp thời những khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện Luật thuế GTGT nhằm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh . Trên cơ sở quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội nói trên, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai các Luật thuế mới của Chính phủ và có Chỉ thị số 41/CT/TTG ngày 7/12/1998 về việc tổ chức thực

21/12/1998 tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp mà Chính phủ đã thấy trước khi thực hiện các Luật thuế mới. Căn cứ vào Chỉ thị số 41 CT/TTG, các Bộ, các ngành và các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện các Luật thuế mới để triển khai cụ thể ở từng Bộ, ngành và địa phương.

Tình hình thu chi Tài chính trong giai đoạn này có nhiều yêu cầu bức bách, công tác thu thuế đòi hỏi phải thay đổi để:

- Thuế và Phí phải đảm bảo nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi cần thiết của Ngân sách Nhà nước. Thuế phải bao quát được hết các khoản thu nhập, các hoạt động kinh tế phát sinh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của nước ta. Tỷ lệ động viên về thuế và phí phải ở mức 19% - 20%/GDP đến năm 2000, để đáp ứng nhu cầu chi cần thiết của đất nước.

- Mỗi sắc thuế nhằm một mục tiêu, chức năng rõ ràng, cách tính thuế đơn giản, thuế suất phù hợp với khả năng đóng góp của đối tượng nộp thuế, hạn chế miễn giảm thuế và thay miễn giảm thuế bằng trợ cấp thông qua ngân sách Nhà nước.

- Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới khoa học công nghệ, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.

- Thuế phải đảm bảo công bằng xã hội, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư. Bình đẳng ở đây được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư.

- Thuế phải dựa vào khả năng đóng góp, người có thu nhập nhiều phải nộp thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp. Mục đích đánh thuế thu nhập nhằm hạn chế chênh lệch về thu nhập giữa các thành viên trong xã hội và quản lý các khoản thu nhập, hạn chế tiêu cực, tham nhũng.

- Toàn bộ chính sách thuế cũng như từng sắc thuế phải có những yếu tố tương đồng với thuế của các nước và phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và cả thế giới.

Một phần của tài liệu lịch sử thuế (Trang 48 - 49)