IV- Hệ thống thuế Việt Nam trong giai đoạn cải cách thuế bước II (199 6-
7 -Đánh giá kết quả cải cách thuế bước II
7.1- Những kết quả đạt được:
7.1.1- Đã xây dựng được một hệ thống chính sách thuế, phí tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho công cuộc đổi mới đát nước và hội nhập kinh tế.Hệ thống chính sách thuế đã bao quát được hầu hết các nguồn thu, áp dụng thống
nhất đối với mọi thành phần kinh tế, từng bước thích ứng yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN.
7.1.2 Tổ chức triển khai thắng lợi các Luật thuế mới và các luật thuế sửa đổi, bổ sung đặc biệt là thuế Giá trị gia tăng và Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
7.1.3 Về thu ngân sách:
Tổng thu thuế và phí luôn hoàn thành vượt mức Dự toán thu hàng năm được Quốc hội thông qua, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2000 tăng 13,7 lần so với năm 1990. Số thu từ thuế và phí đóng góp vào Ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, góp một phần thắng lợi mục tiêu huy đông đầy đủ nguồn thu vào NSNN, bảo đảm nhu cầu chi thường xuyên, dành một phần tích luỹ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH), thực hiện tỷ lệ động viên thuế và phí vào NSNN bình quân hàng năm 20-21%/GDP (Tổng sản phẩm quốc nội).
Ghi chú: Báo cáo tổng kết công tác thuế qua các năm 1990-2000 của
Tổng cục thuế
7.1.4- Về phát triển sản xuất và ổn định đời sống:
Thuế GTGT tạo điều kiện cho giá thành các công trình xây dựng cơ bản giảm khoảng 10% so với trước đây. Việc mua sắm tài sản cố định có thuế GTGT đều được khấu trừ hoặc hoàn thuế. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để làm TSCĐ theo dự án, thì không thuộc diện chịu thuế GTGT. Trên lĩnh vực lưu thông do thuế GTGT chỉ đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua các khâu
sản xuất, lưu thông đến khâu tiêu dùng cuối cùng, nên khắc phục được tình trạng thuế trùng lên thuế, kích thích lưu thông nhiều hơn.
Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có quy định ưu đãi đầu tư rất cụ thể khuyến khích nhiều hơn các doanh nghiệp đầu tư để tăng lợi nhuận.
Nhà nước đã giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất và giảm lệ phí trước bạ đất từ 2% xuông 1% làm cho thị trường đất đai, nhà cửa sôi động hẳn lên.
Bằng các nội dung chính sách khuyến khích ưu đãi của các Luật thuế mới nêu trên đã góp phần tác động lớn đến đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Do sản xuất kinh doanh phát triển, Ngân sách dồi dào, những người làm công ăn lương được hưởng mức lương cơ bản ngày càng cao, đời sống cũng tương đối ổn định. Bên cạnh đó với chính sách thuế sửa đổi nhằm phục vụ chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần nên kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình phát triển, đời sống của đại bộ phận nhân dân cũng không ngừng tăng lên.
7.1.5- Về thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước:
Thuế đã góp phần khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, sắp xếp cơ cấu lại nền kinh tế thông qua việc áp dụng thuế suất GTGT 0% cho hàng hoá xuất khẩu, thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi cho các doanh nghiệp có tỷ lệ hàng xuất khẩu cao, điều chỉnh thường xuyên thuế suất thuế nhập khẩu theo hướng tỷ lệ nội địa hoá.
Thuế đã tác động tích cực đến việc tăng cường công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do làm tốt hơn công tác kế toán, hoá đơn chứng từ, các đối tượng nộp thuế theo kê khai đã lập và nộp tờ khai thuế hàng tháng tương đối đầy đủ và đúng thời hạn.
7.1.6- Về công tác quản lý thu thuế cũng được quan tâm đáng kể:
Ngành thuế đã triển khai việc cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế. Thông qua việc cấp mã số thuế, ngành thuế và ngành hải quan đã nắm được hầu hết các doanh nghiệp và đối tượng kinh doanh để quản lý thu thuế được chặt chẽ hơn số lượng đối tượng nộp thuế. Công tác kiểm tra, thanh tra thuế được tăng cường, góp phần chống thất thu và giải quyết các khiếu nại về thuế kịp thời, tăng lòng tin đối với dân.
Bước đầu thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý thu có kết quả. Nổi bật là việc triển khai thành công ứng dụng công nghệ tin học vào công tác đăng ký cấp mã số thuế và hệ thống quản lý thu thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp. Các mạng máy tính tại các Cục thuế đã có tác dụng tốt trong việc phối hợp xử lý thông tin giữa các bộ phận quản lý thu để kịp thời tính thuế, tính nợ, tính phạt và cung cấp các thông tin về các đối tượng nộp thuế cần kiểm tra, thanh tra về thuế.
7.1.7- Về công tác tổ chức bộ máy quản lý thuế ở Cục thuế, Chi cục
thuế đã được sắp xếp lại phù hợp với yêu cầu và nghiệp vụ quản lý các loại thuế mới. Việc thay đổi tổ chức bộ máy thu thuế đã giúp cho ngành thuế nắm chắc trên 90% số thu ở Cục thuế, quản lý tốt hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, giúp các đối tượng này thực hiện tốt hơn việc mở sổ sách và ghi chép kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ, kê khai nộp thuế, hoàn thuế... đồng thời tạo điều kiện từng bước để đưa công tác tin học vào quản lý thuế.
Công tác tuyên truyền thuế đã được đẩy mạnh. Ngành thuế đã phối hợp với nhiều đơn vị (Ban Văn hoá tư tưởng Trung ương, nhà xuất bản, tạp chí, toà soạn, trường học,...), sử dụng nhiều phương tiện và hình thức (báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, sân khấu, điện ảnh, bài giảng,...) để phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế. Đặc biệt đã phối hợp với Bộ giáo dục đào tạo đưa chương trình thuế vào môn “giáo dục công dân” trong nhà trường.
7.1.8- Về công tác bồi dưỡng đào tạo:
Năm 1990 tỷ lệ (%) cán bộ thuế được đào tạo là 36,5%, đến hết năm 2000 đã tăng lên là 92,4%. Trong đó: Trình độ đại học từ 10,5% lên 28,3%, trình độ trung học nghiệp vụ từ 26% lên 64,1%. Cán bộ không những được đào tạo theo chuyên ngành thuế mà còn được đào tạo các chuyên ngành kinh tế - tài chính, luật pháp và một số chuyên ngành liên quan khác phục vụ cho công tác quản lý thu thuế đối với nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Đến nay, số cán bộ lãnh đạo cấp Tổng cục và Cục Thuế có trình độ đại học và trên đại học là 95,1%. Số cán bộ lãnh đạo là Chi cục trưởng và Trưởng phòng có trình độ đại học và trên đại học là 79%.
Bên cạnh đó, việc tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thuế cũng được tiến hành thường xuyên, dưới các hình thức phong phú, đa dạng: Tổng cục tập huấn cho cán bộ chủ chốt của Cục Thuế, số cán bộ này tập huấn lại cho các cán bộ của Cục thuế và Chi cục Thuế. Hàng năm, nhiều Cục Thuế tiến hành kiểm tra trình độ cán bộ, tổ chức thi cán bộ thuế giỏi. Ngoài ra, cán bộ thuế còn được bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, tin học và ngoại ngữ.
Nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo trong ngành Thuế đã trưởng thành và phát triển, được tín nhiệm và được điều động sang giữ các chức vụ lãnh đạo chính quyền và cấp uỷ địa phương.
7.2- Nhược điểm:
- Do thuế giá trị gia tăng được xây dựng trước, đến khi thực hiện do khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực tác động lớn nên mức thuế của một số ngành hàng trở nên quá cao nên dù chưa thực hiện cũng đã phải điều chỉnh kịp thời làm cho doanh nghiệp hoang mang.
- Do quá nhiều chính sách ưu đãi tác động đến thuế thu nhập doanh nghiệp, nên thuế thu nhập doanh nghiệp hầu như bị biến tướng và trờ nên phức tạp hơn.
- Sự thường xuyên thay đổi thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu hiện nay tuy phù hợp với những thay đổi trước mắt của nền kinh tế nhưng lại phản ánh chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam mang tính đối phó ngắn hạn gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong việc xác định chủ trương và chiến lược kinh doanh lâu dài của đơn vị cũng như cho công tác quản lý thuế.
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chủ yếu điều tiết thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác của cá nhân, không đề cập đến thu nhập của các cá nhân kinh doanh. Vì vậy, số lượng đối tượng nộp thuế còn hạn hẹp do đó số thu từ sác thuế này còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số
- Việc tiếp tục kéo dài thời hạn ưu đãi thuế đối với đầu tư nước ngoài là không phù hợp với việc các nước không chấp thuận kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp trừ khoán thuế trong Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký với Việt Nam cũng như các nước đang và sẽ đàm phán với Việt Nam. Điều này gây thiệt hại cho thu ngân sách của ta mà không thực sự là biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả.
- Hệ thống chính sách thuế còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm bảo tính tương thích với các nền kinh tế thị trường khác trong khu vực. Cơ cấu thuế suất của biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm có 12 mức thuế (không tính những dòng riêng) dàn trải từ 0% đến 100% cùng với quy định thuế suất theo tỷ lệ nội địa hoá so với các nước trong khu vực là tương đối phức tạp và không phù hợp với quy định của WTO.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng chưa được chính quy, hiện đại, còn chắp vá chất lượng chưa đạt yêu cầu.
- Việc tuyên truyền chính sách thuế và các dịch vụ cho Người nộp thuế ( NNT) còn hạn chế làm cho NNT phải chi phí nhiều cho việc tuân thủ các quy định về thuế và ngành thuế cũng phải mất một lượng lớn cán bộ thuế và thời gian để hướng dẫn NNT những việc mà như các nước khác thì NNT có thể tự làm. Hiện tượng giải thích thuế đôi khi còn chủ quan của từng cơ quan thuế gây nên việc áp dụng quy định về thuế nhiều khi thiếu nhất quán giữa các tỉnh, thành phố.