Mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của việc đổi mới hệ thống chính sách thuế

Một phần của tài liệu lịch sử thuế (Trang 37 - 38)

thu thuế còn bị buông lỏng, dẫn đến phát triển tình trạng, tuỳ tiện trong hiệp thương mức doanh thu, thuế khoán; gây thất thu thuế và nợ đọng, dây dưa tiền thuế phổ biến, nghiêm trọng trong mọi thứ thuế, mọi thành phần kinh tế, ở tất cả các địa phương mà không bị xử lý đầy đủ theo quy định của pháp luật.

II. Mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của việc đổi mới hệ thống chính sách thuế thuế

1- Về tài chính: Thuế phải bảo đảm nguồn thu chủ yếu của Ngân sách

Nhà nước; thuế phải phát huy tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển để tạo được nguồn thu lớn cho NSNN.

2- Về kinh tế: Thuế phải thực sự là công cụ có hiệu lực góp phần quản lý

và điều tiết vĩ mô nền kinh tế: ý nghĩa điều tiết của chính sách thuế bao gồm hai mặt: khuyến khích những ngành nghề, những đơn vị, những mặt hàng cần thiết cho sản xuất, đời sống, xuất khẩu và hạn chế sản xuất, tiêu dùng những mặt hàng, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, cao cấp.

3- Về xã hội: Thuế phải tích cực góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng

xã hội.

Trong hoàn cảnh nền kinh tế có nhiều thành phần, sự bình đẳng và công bằng xã hội về thuế được thể hiện trên chính sách động viên bằng nhau giữa các thành phần kinh tế, giữa các đơn vị, cá nhân, có điều kiện sản xuất, kinh doanh và môi trường hoạt động giống nhau, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh về năng suất, chất lượng, hiệu quả, uy tín.

Công bằng xã hội không có nghĩa là cào bằng, là đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội phải có thu nhập ngang nhau theo lối bình quần chủ nghĩa. Người có thu nhập cao phải đóng góp nhiều thuế hơn người có thu nhập thấp, người có thu nhập quá thấp thì được miễn đóng góp. Tuy nhiên chính sách thuế vẫn để cho người làm ăn giỏi, sau khi nộp thuế, còn lại thu nhập được hưởng cao, thậm chí rất cao so với người làm việc lười biếng, hoạt động kém hiệu quả. Từ đó, khuyến khích nhà doanh nghiệp quan tâm đầu tư chất xám, bỏ vốn cải tiến trang thiết bị kỹ thuật để tái sản xuất mở rộng, tăng tích luỹ cho cơ sở và có điều kiện nộp thuế cao một cách thuận lợi. Nhận thức đúng đắn và ý thức tự nguyện, tự giác nộp thuế đúng pháp luật của nhân dân, cũng là một yếu tố quan trọng để chính sách thuế bảo đảm được mục tiêu công bằng, hợp lý. Công bằng và bình đẳng xã hội còn được biểu hiện trên nguyên tắc xử lý đúng luật đối với mọi vi phạm, không thể duy trì lối xử lý "nhẹ với trên, nặng với dưới", càng không thể để tình trạng có "ô dù che chắn", tội nặng lại được "nằm ngoài pháp luật" để tình cảm lấn át lý trí trong việc xử lý các tội buôn bán trốn lậu thuế.

4- Về pháp lý: Hệ thống chính sách thuế mới phải bảo đảm tính pháp lý

cao: Thuế là một trong những chính sách lớn của Nhà nước, có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của mọi đơn vị sản xuất, kinh doanh, mọi tầng lớp dân cư

trong xã hội. Do đó, theo quy định trong Hiến pháp, Quốc hội có quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và xoá bỏ các Luật thuế. Như vậy, về nguyên tắc các chính sách thuế phải được Quốc hội xem xét, phê duyệt và ban hành thành luật.

5- Về nghiệp vụ: Phải bảo đảm tính đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ

và tính khả thi.

6- Về bước đi : Phải phù hợp với đặc điểm của toàn bộ hệ thống chính sách thuế.

7- Về tổ chức chỉ đạo, nghiên cứu, xây dựng hệ thống chính sách thuế

Từ tầm quan trọng đặc biệt của đợt cải cách hệ thống thuế lần này, Chủ tịch HĐBT đã có Quyết định số 05-CT ngày 12/1/1989 thành lập "Tổ chỉ đạo soạn thảo dự án luật mới về các loại thuế" .

Tổ chỉ đạo được lựa chọn ngay một số chuyên gia (đương chức hoặc đã nghỉ hưu) có trình độ cao về nghiên cứu chính sách kinh tế, tài chính, nhất là về vấn đề thuế ở các cơ quan Trung ương, ở một số trường, viện và ở một số tỉnh, thành phố lập danh sách để Chủ tịch HĐBT xem xét, điều động làm việc này tập trung trong 5 tháng, kể từ trung tuần tháng 1/1989.

Căn cứ tinh thần Quyết định của HĐBT nói trên, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 10 TC/QĐ/TCCB ngày 21/1/1989 trưng dụng 38 cán bộ trong Bộ chuyên trách nghiên cứu, soạn thảo các dự luật thuế mới và cử một số vị lãnh đạo Cục, Vụ, Viện phụ trách các tổ nghiên cứu từng thứ thuế.

Công việc nghiên cứu được triển khai khẩn trương, thận trọng, nhiệt tình của nhiều chuyên gia các Bộ, ngành được cử trực tiếp tham gia điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích tình hình, tính toán số liệu, xây dựng các dự luật thuế cùng các dự thảo văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết thi hành. Các dự án thuế đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận với nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế và UBND ( Uỷ ban nhân dân) tỉnh, thành phố. Các dự luật thuế cũng đã được thông báo công khai để tranh thủ ý kiến tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trước khi được Ban soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh các dự án trình Chính phủ, Hội đồng Nhà nước và Quốc hội..

Một phần của tài liệu lịch sử thuế (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w