Cải cách về tổ chức bộ máy và cán bộ

Một phần của tài liệu lịch sử thuế (Trang 67 - 68)

V- Hệ thống thuế giai đoạn cải cách hành chính trong lĩnh vực về thuế từ

1- Nội dung cải cách Hành chính về Thuế

1.3- Cải cách về tổ chức bộ máy và cán bộ

Cải cách về thể chế, chính sách và việc chuyển sang phương thức quản lý mới (bỏ cơ chế thông báo nộp thuế, chuyển từ thu thuế sang hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện quyền tự kê khai, tự nộp thuế; từ tiền kiểm chuyển sang hậu kiểm,...) như đã nêu ở phần trên đặt ra yêu cầu phải tổ chức lại bộ máy quản lý, thay đổi phương thức phối hợp công tác, đẩy mạnh phân cấp, sắp xếp và đào

tạo lại đội ngũ cán bộ cho phù hợp với cơ chế mới. Những nội dung lớn trong cải cách về tổ chức bộ máy và cán bộ trong những năm qua là:

- Bộ máy quản lý thuế được tổ chức lại theo mô hình chức năng, (trong đó xác định rõ thời gian giải quyết công việc ở từng khâu); chuyển từ quản lý khép kín sang quản lý theo chức năng; bỏ những công việc trùng lặp và các khâu giám sát chồng chéo, xây dựng lực lượng chuyên nghiệp, chuyên sâu... do đó thời gian giải quyết công việc được rút ngắn hơn trước. Thực hiện Quyết định số 218/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế đã sắp xếp lại, thành lập và tăng cường lực lượng cho Bộ phận hỗ trợ đối tượng nộp thuế, lược bỏ 1.042 bộ phận không cần thiết trong hệ thống (trong đó có bộ phận tính thuế, thông báo thuế).

- Tổng cục Thuế và các cấp trong ngành Thuế đã xây dựng và ký quy chế phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành để đảm bảo giải quyết công việc nhanh hơn, có hiệu quả hơn và đúng quy định của Pháp luật. Trong nội bộ ngành đã có quy chế phối hợp công tác giữa Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan - Kho bạc Nhà nước trong việc thu nộp thuế, cung cấp dữ liệu làm báo cáo thống kê, thông tin tình hình doanh nghiệp. Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan đã có quy chế phối hợp với Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) trong việc kiểm tra chống buôn lậu, chống gian lận thương mại; Phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan ngân hàng, cơ quan quản lí thị trường để nắm thông tin của doanh nghiệp từ khi thành lập cho đến quá trình kinh doanh lưu thông hàng hoá và thanh toán tiền hàng... để phục vụ quản lí thu thuế.

- Đẩy mạnh phân cấp cho các Cục, Chi cục Thuế, trong việc xác định giá tính thuế, thu lệ phí trước bạ, giải quyết miễn, giảm thuế, hoàn thuế, quyết định kiểm tra…trên cơ sở có sự phân công rõ ràng, cụ thuể hoá trách nhiệm của từng công chức, từng khâu công việc trong quy trình thủ tục quản lí. Trong ngành thuế cũng đang mở rộng việc uỷ nhiệm thu một số khoản thu gắn với phân cấp ngân sách cho UBND xã, phường, đảm bảo sát hơn, hiệu quả hơn. Việc bố trí cán bộ quản lí thuế đã chuyển từ quản lí theo đối tượng (khép kín) chuyển sang quản lí theo chức năng nhằm hạn chế tiêu cực, đồng thời tạo điều kiện tiến tới xây dựng lực lượng cán bộ thuế chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế. Tăng cường lực lượng cán bộ cho công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế và người khai hải quan, công tác thanh tra;

- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tập trung theo hướng chuyên sâu, đi vào kỹ năng từng khâu quản lí đối với từng ngạch công chức; coi trọng cả giáo dục về chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật công tác và chuyên môn nghiệp vụ. Nội dung, chương trình, hình thức, tài liệu bồi dưỡng đã được đổi mới, sát với thực tế và yêu cầu quản lí mới.

Một phần của tài liệu lịch sử thuế (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w