Thời kỳ đổi mới (198 6 1990):

Một phần của tài liệu lịch sử thuế (Trang 30 - 34)

III- Giai đoạn cả nước có chiến tranh và đấu tranh giải phóng miền Nam,

2- Thời kỳ đổi mới (198 6 1990):

2.1- Tình hình nhiệm vụ mới:

Phương hướng đổi mới cơ cấu và cơ chế quản lý kinh tế được khẳng định từ Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ VI là xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý mới phù hợp quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa gồm nhiều thành phần kinh tế.

Yêu cầu đổi mới nói trên đòi hỏi công tác thuế phải được cải tiến một cách toàn diện, đồng bộ, cả về quan điểm tư tưởng chính sách và tổ chức thực hiện. Trong khi chờ đợi nghiên cứu, xây dựng phương hướng cải tiến mới trên tòan bộ hệ thống chính sách thuế, cần kịp thời sửa đổi, bổ sung một số điểm quá bất hợp lý trong các loại thuế đang cản trở việc thực hiện các mục tiêu về kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới.

a. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch:

Ngày 29/12/1987, Quốc hội Khóa VIII, kỳ họp thứ 2 đã thông qua “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch” thay thế chế độ “Thu bù chênh lệch ngoại thương” có từ trước đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Đây là thứ thuế đầu tiên cả nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành bằng hình thức Luật khá hoàn chỉnh và có hiệu lực thi hành từ 01/2/1988.

b- Thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa:

Vào các ngày 17/11/1987 và 3/3/1989 Hội đồng Nhà nước đã ban hành các Pháp lện sửa đổi, bổ sung một số điều về thuế Công thương nghiệp và thuế hàng hóa với những điểm chủ yếu là:

Về thuế doanh nghiệp: Bổ sung và điều chỉnh thuế suất đối với một số nhóm ngành (sản xuất, xây dựng, thương nghiệp…).

Về thuế hàng hóa: bổ sung một số đối tượng chịu thuế, giảm thuế suất đối với một số mặt hàng nhất định. Phân biệt đối tượng chịu thuế làm 2 loại: hàng hoá sản xuất trong nước, hàng xuất khẩu phi mậu dịch và một số điều chỉnh đối với 2 loại hàng hoá này.

c- Thuế nông nghiệp:

Ngày 30/01/1989, Pháp lệnh thuế nông nghiệp đã được bổ sung, sửa đổi một bước quan trọng theo hướng mở rộng các đối tượng nộp thuế. Trong thời kỳ này, việc tính thuế và thu thuế đã chuyển sang lấy hộ nông dân là đơn vị nộp thuế, thay cho việc thu thuế đối với hợp tác xã hay tập đoàn sản xuất. Việc thu thuế cũng được giải quyết linh hoạt bằng thóc hoặc bằng tiền không nhất thiết chỉ thu bằng hiện vật. Những thay đổi này phù hợp với chủ trương chính sách “khoán 10” trong nông nghiệp và nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Số thuế nông nghiệp trong giai đoạn 1986 - 1990 bằng 43,63 lần so với giai đoạn 1981 - 1985. (Lịch sử Tài chính Việt Nam- tập II. trang 129).

d - Thu đối với khu vực quốc doanh

Sự cần thiết là phải nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện chế độ thu quốc doanh theo tinh thần các Nghị quyết 6 và Nghị quyết 8 của Trung ương Đảng (khoá V) với nội dung chủ yếu là: "Cải tiến chế độ thu quốc doanh theo hướng bảo đảm nguồn thu cố định vào ngân sách đối với từng loại sản phẩm mà giá thành và giá bán buôn xí nghiệp đã được xác định, không phụ thuộc vào mức giá thành do xí nghiệp thực hiện hàng năm" (Nghị quyết 6).

Điểm khác cơ bản của chế độ thu quốc doanh lúc này so với chế độ thu trước đây là thu theo một tỷ lệ (%) đối với từng ngành hoặc mặt hàng, không phụ thuộc vào giá thành cá biệt và chất lượng hoạt động tốt, xấu của xí nghiệp. Mức thu theo tỷ lệ (%) tính trên doanh số (giá bán buôn công nghiệp của sản phẩm, giá cước vận tải hoặc doanh thu dịch vụ). Tỷ lệ thu mang tính xã hội áp dụng thống nhất trong cả nước đã góp phần thúc đẩy các xí nghiệp phải phấn đấu tăng năng suất lao động, tăng sản lượng và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra,

chế độ thu quốc doanh mới không áp dụng theo số tuyệt đối mà thu theo tỷ lệ phần trăm, cơ động theo giá cả lên xuống, không bị thất thu do tình hình giá cả tăng lên.

Các Xí nghiệp quốc doanh thương nghiệp phải nộp nhiều khoản chênh lệch giá như: Chênh lệch giá khu vực (giữa giá bán lẻ hàng tồn kho theo hệ thống I với các hệ thống II hay III); chênh lệch giá gia công (giữa giá nhập kho với giá thành kế hoạch); chênh lệch giá thu mua (giữa giá chỉ đạo và giá thu mua thực tế)... Đây cũng là khoản thu lớn cho NSNN trong thương nghiệp quốc doanh. Nếu không được hạch toán, phân tích rõ ràng, các khoản thu này dễ bị lẫn lộn với khoản lợi nhuận mà các xí nghiệp được trích theo tiêu chuẩn lợi nhuận vượt kế hoạch.

Đến 21/6/1988, chế độ thu quốc doanh theo Quyết định số 188 - CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lại được cải tiến với mức thu theo tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu thực hiện, không phụ thuộc vào chất lượng kinh doanh của xí nghiệp. Mức thu thể hiện chính sách tích luỹ trên từng mặt hàng, từng hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước, thực hiện một bước cơ chế quản lý, tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của tài chính Nhà nước, góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế và công tác hạch toán trong khu vực kinh tế quốc doanh. Mức thu quốc doanh cao, thấp khác nhau đã góp phần hướng dẫn tiêu dùng; có ưu tiên đối với tư liệu sản xuất với mức thu thấp hơn tư liệu tiêu dùng; có chính sách miễn giảm đối với các mặt hàng hoặc hoạt động kinh doanh phục vụ các chính sách xã hội của các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp thương binh, các bệnh viện, trường học ... Đồng thời có chính sách miễn giảm đối với các đơn vị gặp khó khăn khách quan (Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/4/1987 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 78/TC ngày 31/12/1987 của Bộ Tài chính).

Từ Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 5 (giữa năm 1989) về một số chủ trương và biện pháp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội trong năm 1989, ngày 13/9/1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định 243- CT uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét và sửa đổi mức thu quốc doanh đối với một số mặt hàng, hoạt động có hiệu lực thi hành từ 1.7.1989. Thực hiện tinh thần Quyết định 243-CT nói trên, ngày 23/9/1989, Bộ Tài chính đã ban hành Biểu mức thu quốc doanh kèm theo Quyết định số 163- TC/TQD phân biệt thành các nhóm sản phẩm hoặc ngành kinh doanh, dịch vụ. Cụ thể:

- Ngành sản xuất công nghiệp, gồm tư liệu sản xuất (thuế suất phổ biến là 3%-5%, cao nhất là xi măng các loại: 18%, khí đốt 25%); sản phẩm tiêu dùng (thuế suất phổ biến là 5%-10%, cao nhất là rượu các loại 30%, bia chai, bia hộp 65%).

- Sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp (thuế suất phổ biến là 3%-5%; cao nhất là đậu, lạc, vừng 20%, mật ong, các sản phẩm từ mật ong 20%).

- Kinh doanh vận tải, bưu điện (thuế suất phổ biến là 3%, 5%, 8%, cao nhất là đại lý vận tải, cho thuê tàu biển, môi giới hàng hải 20%, đại lý tàu biển 40%).

- Kinh doanh ăn uống, dịch vụ (thuế suất phổ biến là 3%, 5%, cao nhất là kinh doanh buồng ngủ cao cấp 20%).

- Hoạt động văn hoá nghệ thuật (thuế suất phổ biến là 3%, 5%, cao nhất là chiếu phim video- cat-xét 15%).

Tiếp theo, ngày 1/9/1989, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 33 TC/CN quy định cụ thể tỷ lệ (%) số tiền trích khấu hao cơ bản được để lại cho xí nghiệp, tuỳ theo nhu cầu và điều kiện tái tạo, đổi mới tài sản cố định của từng ngành, cùng với những nguyên tắc sử dụng, quản lý vốn khấu hao cơ bản để lại trong từng xí nghiệp quốc doanh.

Kết quả thực hiện các chính sách thu trên đây đối với khu vực kinh tế quốc doanh đã tạo cho NSNN nguồn thu không ngừng tăng lên. Số thu trong khu vực kinh tế quốc doanh trong giai đoạn 1986-1990 bằng 27,05 lần so với giai đoạn 1981-1985 (trong đó, các loại thuế và thu quốc doanh bằng 27 lần; khấu hao cơ bản bằng 20,6 lần; thu khác trong xí nghiệp bằng 28,6 lần, thu sự nghiệp bằng 26,4 lần). Cơ cấu các khoản thu từ khu vực quốc doanh về cơ bản vẫn giữ như giai đoạn 1981-1985 (thuế và thu quốc doanh, lợi nhuận bằng 90,7%; khấu hao cơ bản và thu khác của xí nghiệp chiếm 7,7%, thu sự nghiệp 1,6%). (Lịch sử Tài chính Việt Nam- tập II trang 128).

2.3- Tổ chức quản lý thu:

Tổ chức bộ máy thu trong hệ thống Tài chính cũng được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, ngày 15/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành các Quyết định 155/HĐBT và 156/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Bộ Tài chính, kiện toàn bộ máy thu quốc doanh và thuế ở cơ quan tài chính các cấp theo hệ thống dọc.

+ Ở Trung ương: có Cục thu quốc doanh, Cục thuế công thương nghiệp, Cục thuế nông nghiệp thuộc Bộ Tài chính.

+ Ở tỉnh hoặc cấp hành chính tương đương: có Chi cục hoặc phòng thu quốc doanh (bao gồm cả xí nghiệp Trung ương và địa phương), Chi cục thuế công thương nghiệp, Chi cục hoặc phòng thuế nông nghiệp (tất cả đều thuộc Sở Tài chính).

+ Ở huyện hoặc cấp hành chính tương đương: có phòng thuế trực thuộc Ban tài chính - thương nghiệp.

Ngoài các khoản thuế và thu từ khu vực quốc doanh, Ngân sách Nhà nước còn tận thu các khoản khác (như thu hợp tác lao động với nước ngoài, xổ số, phí, lệ phí...) với khối lượng trong giai đoạn 1986 -1990 bằng 67,4% lần số thu tương ứng trong 5 năm 1981 - 1985. Kết quả thu thuế và các khoản ngoài thuế nói trên đã bảo đảm nguồn thu trong nước của ngân sách trong giai đoạn 1986 - 1990 bằng 30,75 lần so với giai đoạn 1981 - 1985. Nếu tính theo thành phần kinh tế, thì số thu từ khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 64,2% từ khu vực ngoài quốc doanh 19,6%, các khoản thu khác 16,2%. Như vậy, nguồn thu từ khu vực

kinh tế quốc doanh là nguồn thu quan trọng nhất của NSNN. Tuy nhiên số

tích luỹ về tài chính và kết quả nộp NSNN của khu vực quốc doanh vẫn là thấp, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế và sự đầu tư về tài sản, tiền vốn của Nhà nước vào khu vực này. Nhìn chung, một đồng vốn đầu tư, tính bình quân chỉ làm ra được 0,08 đồng tích luỹ và 0,04 đồng nộp NSNN. Việc quản lý chi tiêu của nhiều xí nghiệp còn lãng phí, hạch toán kế toán lỏng lẻo, chấp hành kỷ luật nộp tiền vào Ngân sách chưa nghiêm. Qua tài liệu kiểm kê vào 0 giờ ngày 1.1.1990, trong tổng số 12.000 xí nghiệp quốc doanh, có 4584 đơn vị làm ăn thua lỗ (38,2% tổng số XNQD) có nguy cơ bị giải thể. (Lịch sử Tài chính Việt Nam- tập II trang 130, 131, 132).

Trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, việc chỉ đạo, đôn đốc thu nộp chưa năng động, thiếu sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của tổ chức Đảng và chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các ngành liên quan chưa chặt chẽ. Trong lĩnh vực thuế công thương nghiệp còn không ít UBND quận, huyện, phường xã vận dụng sai chính sách, tuỳ tiện đặt ra nhiều khoản lệ phí, phí, trái quy định của Nhà nước; trong khu vực thuế nông nghiệp, tình trạng xâm tiêu tiền thuế còn xảy ra khá phổ biến. Nhìn chung thất thu thuế trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn lớn.

Một phần của tài liệu lịch sử thuế (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w