dịch muối amoni. Thuốc thử đặc trưng của ion Mg2+ là dung dịch Na2HPO4.
- Các ion Fe2+, Fe3+ , Cu2+, Mg2+ đều có thuốc thử đặc trưng nên nhận biết được rất dễ dàng.
V. NHẬN BIẾT MỘT SỐ ANION NO3-, Cl-, SO42-, CO32-
Hoạt động 5:
HS: Trả lời câu hỏi:
• Tính chất hoá học đặc trưng của các anion NO3-, Cl-, SO42-, CO32- là gì? • Thuốc thử dùng để nhận biết các onion NO3-, Cl-, SO42-, CO32- là gì?
• Thuốc thử nhóm của các halogenua là gì?dựa vào đặc điểm gì để phân biệt các ion Cl- với các halogenua còn lại.
• Viết các PTHH của các phản ứng đã dùng để nhận biết dưới dạng ion rút gọn. GV: Cần nhắc cho học sinh nhớ lại rằng:
• Sự có mặt của nhiều ion trong dung dịch phụ thuộc vào sự có mặt của các ion khác. Chẳng hạn, dung dịch đã chứa ion NH4+ thì không thể có dư ion OH- ; trong môi trường axit các ion HCO3-, CO32-, SO32_ không thể tồn tại.
• Đa số các anion tồn tại trong dung dịch cùng với các cation kim loại kiềm, amoni trong môi trường axit.
Hoạt động 6:
GV: sử dụng bài tập 1,2,4 SGK để củng cố kiến thức trong tâm của tiết 1.
Hoạt động 7:
GV: Thực hiện một số thí nghiệm không có điều kiện cho học sinh làm như thử màu ngọn lửa để nhận biết ion Na+, K+ .
GV: Cách tiến hành như SGK HS: Quan sát và cho nhận xét.
Hoạt động 8:
GV: Chuẩn bị các mẫu cần phân tích, giao nội dung thí nghiệm và dụng cụ hoá chất cho từng nhóm học sinh. Nên có 2 nhóm học sinh có cùng nội dung thí nghiệm để so sánh kết quả. Cho các nhóm học sinh tiến hành phân tích.
GV: Có thể chuẩn bị các mẫu phân tích như sau:
Mẫu 1: Nhận biết các ion NH4+, Ca2+, Ba2+ đựng trong các ống nghiệm riêng biệt
Mẫu 2: Nhận biết các ion Al3+, Cr3+, Mg2+ đựng trong các ống nghiệm riêng biệt
Mẫu 3: Nhận biết các ion Fe3+, Fe2+, Cu2+ đựng trong các ống nghiệm riêng biệt
Mẫu 4: Nhận biết các ion NO3-, Cl-, SO42-, CO32- đựng trong các ống nghiệm riêng biệt