2. Học sinh:
- Học kĩ tính chất hoá học của đơn chất sắt và các oxit sắt. - Xem lại các kiến thức về hợp kim .
- Sưu tầm các mẫu vật về gang, thép.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Oån định trật tự: 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ : 15 phút 3. Giảng bài mới.
I. GANG:
Hoạt động 1: (5 phút)
GV: Cho học sinh quan sát mẫu vật bằng gang, mẫu gang trắng, gang xám GV: Đặt câu hỏi:
H: Gang là gì?
HS: Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon biến độngtrong giới hạn 2% - 5%.
H: Có mấy loại gang? Gang trắng khác gang xám ở chỗ nào? HS: Có 2 loại gang: gang trắng và gang xám.
H: Tính chất và ứng dụng của các loại gang đó là gì?
HS: Gang trắng cứng, giòn, được dùng để luyện thép. Gang xám ít cứng và ít giòn hơn, được dùng để đúc các vật dụng.
GV: Có thể nhắc lại kiến thức về hợp kim , hợp kim của sắt với cacbon là gì? Hoặc lí giải tại sao trong thực tế người ta thường dùng hợp kim của sắt mà ít dùng sắt nguyên chất.
Hoạt động 2: (10 phút)
GV: Yêu cầu hs đọc SGK tìm hiểu quá trính luyện gang. GV: Hỏi
H: Để luyện gang cần những nguyên liệu gì?
HS: Nguyên liệu để luyện gang là quặng sắt, than cốc và chất chảy CaCO3
H: Nguyên tắc của việc luyện gang là gì?
HS: Nguyên tắc luyện gang là dùng chất khử CO để khử các oxit sắt thành sắt
GV: dùng tranh vẽ sơ đồ lò cao và các phản ứng xảy ra trong lò cao để chỉ cho học sinh thấy rõ các vùng xảy ra phản ứng ( HS chỉ cần biết mà không cần nhớ nhiệt độ xảy ra phản ứng ở mỗi vùng) HS: Các phản ứng khử sắt xảy ra trong lò cao
II. THÉP:
Hoạt động 3: ( 7 phút)
GV:Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết :
H: Thành phần nguyên tố trong thép so với gang có gì khác?
HS: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng rất ít nguyên tố Si, Mn . . . Hàm lượng cacbon trong thép chiếm 0,01 – 2%.
H: Thép được chia làm mấy loại ? dựa trên cơ sở nào?
HS: Có 2 loại thép : dựa trên hàm lượng của các nguyên tố có trong từng loại thép