III/ Các hoạt động dạy học chủ yế u:
3. Các hoạt động:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
- Giáo viên : Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “Vệ sinh thần kinh”
- Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK ( 18’ )
- Hát
• Mục tiêu : Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh
• Phương pháp : thảo luận, giảng giải
• Cách tiến hành :
Bước 1 : làm việc theo nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 32 SGK.
- Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ :
+ Nhân vật trong mỗi hình đang làm gì ? + Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Yêu cầu 7 HS lên bảng gắn 7 bức tranh vào 2 cột: “có ích”, “có hại” cho phù hợp.
- GV nhận xét kết quả các nhóm, bổ sung và kết luận:
+ Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh ?
+ Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh ?
PHIẾU HỌC TẬP
Phân tích một số việc làm có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh qua các hình trang 32 SGK
Hìn h
Việc làm
Tại sao việc làm đó có lợi ?
Tại sao việc làm đó có hại ? 1 Bạn nhỏ đang ngủ Khi ngủ cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi 2 Bạn nhỏ đang chơi Cơ thể được nghỉ ngơi, cơ quan thần kinh được thư giãn
Nếu phơi nắng quá lâu dể bị ốm
- Học sinh quan sát
- Học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi .
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình cho từng bức tranh. - Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung - 7 HS lên bảng gắn tranh vào đúng cột
- Những công việc vừa sức, thoải mái, thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh.
- Khi chúng ta vui vẻ, được yêu thương…
trên bãi biển 3 Bạn nhỏ đọc sách đến 11 giờ đêm Thức quá khuya để đọc sách làm thần kinh bị mệt 4 Bạn chơi trò chơi trên vi tính Nếu chỉ chơi trong chốc lát thì có tác dụng giải trí.
Nếu chơi quá lâu, mắt sẽ bị mỏi, thần kinh căng thẳng 5 Xem biểu diễn văn nghệ Giúp giải trí, thần kinh được thư giãn 6 Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ Khi được bố mẹ quan tâm, chăm sóc, trẻ em luôn cảm thấy mình được an toàn trong sự che chở, thương yêu của gia đình, điều đó có lợi cho thần kinh. 7 Bạn nhỏ đang bị bố hoặc người lớn đánh Khi bị đánh mắng, trẻ em bị căng thẳng, sợ hãi hoặc oán giận, thù hằn. Điều đó không có lợi cho thần kinh.
• Kết Luận: Chúng ta làm việc nhưng cũng phải thư giãn, nghỉ ngơi để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, tránh làm việc mệt mỏi quá sức. Khi chúng ta vui vẻ, hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc sẽ rất tốt cho cơ quan thần kinh. Ngược
- Học sinh chia thành các nhóm, thảo luận với nhau và đóng vai thực hiện trò chơi
lại, nếu buồn bã, sợ hãi hay bị đau đớn sẽ có hại tới cơ quan thần kinh.
Hoạt động 2 : đóng vai ( 7’ )
• Mục tiêu : Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh
• Phương pháp : thực hành, đóng vai, giảng giải
• Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS chia thành các nhóm, quan sát các hình vẽ ở tranh số 8 trang 33 SGK, thảo luận xem trạng thái nào có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh + Tức giận + Vui vẻ + Lo lắng + Sợ hãi - Sau đó đóng vai: 1 HS sẽ làm bác sĩ, các HS khác sẽ lần lượt thể hiện các trạng thái trong hình vẽ đến gặp bác sĩ để khám bệnh. Bác sĩ sẽ nhận xét xem trạng thái nào có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét, kết luận : Chúng ta cần luôn vui
vẻ với người khác. Điều đó có lợi cho cơ quan thần kinh của chính chúng ta và cho người khác.
- Sự tức giận hay sợ hãi, lo lắng không tốt với cơ quan thần kinh. Vì thế các em cần tạo không khí vui vẻ giúp đỡ, chia sẻ niềm vui với bạn bè
Hoạt động 3 : làm việc với SGK ( 8’ )
• Mục tiêu : Kể tên được những việc nên làm, những thức ăn đồ uống có thể sử dụng để có lợi cho cơ quan thần kinh, những việc cần tránh, những đồ ăn uống độc hại cho cơ quan thần kinh.
• Phương pháp : giảng giải, thảo luận
• Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS chia thành các nhóm, quan sát hình 9 ở trang 33 SGK
- Phát cho các nhóm HS tranh vẽ một số đồ ăn, đồ uống như : nước cam, viên C sủi, hoa quả, bánh
vừa thảo luận trả lời các câu hỏi
- 2 nhóm lên đóng vai chơi trò chơi. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét
- HS chia thành các nhóm và quan sát
- Các nhóm nhận tranh vẽ, thảo luận, xếp các tranh vẽ vào các nhóm
- Nhóm có lợi : nước cam,
viên C sủi, hoa quả, bánh kẹo - Nhóm có hại : cà phê, thuốc lá, rượu. - Nhóm rất nguy hiểm : ma túy. - Các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Đại diện một vài nhóm lên trình bày lại kết quả của nhóm mình.
kẹo, cà phê, thuốc lá, rượu, ma túy, thuốc ngủ… - Yêu cầu các nhóm thảo luận để xếp các đồ vật đó vào thành 3 nhóm : có lợi cho cơ quan thần kinh, có hại cho cơ quan thần kinh, rất nguy hiểm với cơ quan thần kinh.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận : Sau khi đã chia thành các nhóm tranh, mỗi nhóm sẽ dán kết quả lên bảng
- Gọi đại diện một vài nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Giáo viên hỏi học sinh :
+ Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu lại có hại cho cơ quan thần kinh ?
+ Ma túy vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta phải làm gì ?
+ Nêu thêm tác hại của các chất gây nghiện đối với cơ quan thần kinh.
• Kết luận : Chúng ta cần luyện tập sống vui vẻ, ăn uống đúng chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. Cần tránh xa ma túy để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần kinh
sung, nhận xét.
- Vì chúng gây nghiện, dễ làm cơ quan thần kinh mệt mỏi.
- Tránh xa ma túy, tuyệt đối không được dùng thử
- Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- Thực hiện tốt điều vừa học. - GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : bài 16 : Vệ sinh thần kinh ( tiếp theo ).
Làm bài tập
( 10 giờ 05’ – 10 giờ 30’ )
Tập viết
( 13 giờ 40’– 14 giờ 20’ )
I/ Mục tiêu :