Cơ cấu hợp đồng bị hủy bỏ

Một phần của tài liệu Vấn đề hủy hợp đồng BHNT và các biện pháp hạn chế tình trạng hủy hợp đồng tại Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội (Trang 57 - 58)

2. Tình hình hủy bỏ hợp đồng

2.2.Cơ cấu hợp đồng bị hủy bỏ

Bảng 8 : Cơ cấu hợp đồng bị hủy bỏ tại Bảo Việt nhân thọ Hà Nội

Năm 1998 1999 2000 2001

Chỉ tiêu

Số HĐ

hủy Hủy/HL( % ) Số HĐhủy Hủy/HL( % ) Số HĐhủy Hủy/HL( % ) Số HĐhủy Hủy/HL( % ) Hủy bỏ trong 14

ngày 176 0,95 200 0,62 334 0,64 338 0,48 Hủy bỏ trong 2

năm 1570 8,49 895 2,79 976 1,88 1655 2,33 Hủy bỏ sau 2 năm 44 0,24 670 2,09 2050 3,94 2263 3,19 Tổng 1790 9,67 1765 5,5 3360 6,46 4256 6

< Nguồn : Công ty BVNT Hà Nội >

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy : Tỷ lệ hợp đồng bị hủy bỏ trong vòng 14 ngày có xu hớng giảm. Năm 1998 tỷ lệ này là 0,95% đến năm 2001 tỷ lệ này là 0,48%. Điều này chứng tỏ chất lợng khai thác của đại lý dần đợc nâng cao và khách hàng cũng ngày một hiểu hơn về BHNT. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao do vậy Công ty cần nâng cao hiệu quả khai thác qua việc nâng cao trình độ chuyên môn của đại lý, đơn giản hóa các thủ tục tham gia bảo hiểm để ngời tham gia không cảm thấy quá phiền phức.

Tình trạng hợp đồng bị hủy trong thời hạn 2 năm còn cao. Đăc biệt là năm 1998 số hợp đồng hủy bỏ trong thời hạn 2 năm là 1570 hợp đồng chiếm 8,49% so với số hợp đồng có hiệu lực, đây là một tỷ lệ cao. Nguyên nhân do khách hàng bị mất khả năng tài chính ở đây là rất ít vì thời gian ngắn, biến động ít có khả năng xảy ra. Nguyên nhân chính khiên ngay trong hai năm đầu khách hàng đã có quyết định hủy hợp đồng chỉ có thể giải thích là do Công ty cha làm tốt nhiệm vụ trong quá trình khai thác. Việc không hiểu rõ quyền lợi của bản thân, đồng thời thuật ngữ “ bảo hiểm “ vẫn còn là một thuật ngữ lạ đối với cuộc sống của ngời dân, cộng thêm năm 1998 tình hình kinh tế khu vc không ổn định nhiều Công ty bị phá sản, đồng tiền bị mất giá, do đó lòng tin của khách hàng vào Công ty cha cao. Tuy nhiên tỷ lệ hợp đồng hủy bỏ trong hai năm có xu hớng giảm; năm 1998 tỷ lệ này là 8,49%, năm1999 tỷ lệ này là 2,79%, năm 2000 tỷ lệ này là 1,88%, năm 2001 tỷ lệ này là 2,35%. Để có đợc điều này là trong những năm qua Công ty không ngừng nâng cao chất lợng khai thác của các đại lý, tăng cờng các biện pháp khuyến khích hỗ trợ. Năm 2001 tỷ lệ này cao hơn năm 2000 là do năm 2001 sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Tình trạng hợp đồng bị hủy sau hai năm có xu hớng tăng lên, năm 1998 có 44 hợp đồng hủy bỏ, năm 1999 có 670 hợp đồng hủy bỏ, năm 2000 có 2050 hợp đồng bị hủy bỏ , năm 2001 có 2263 hợp đồng bị hủy. Điều này có thể giải thích là số hợp đồng có hiệu lực sau 2 năm của Công ty ngày một tăng. Tỷ lệ hợp đồng bị hủy bỏ sau hai năm của Công ty có xu hớng tăng : năm 1998 tỷ lệ này là 0,24%, năm 1999 tỷ lệ này là 2,09% , năm 2000 tỷ lệ này là 3,94%. Điều này có thể lý giải đó là do khâu khai thác cha đánh giá đúng khả năng tài chính của khách hàng. Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa là khách hàng cha hài lòng về hoạt động sau bán hàng của Công ty . Tuy năm 2001 tỷ lệ này lại giảm xuống chỉ còn 3,19%. Điều này có thể giải thích là do trong năm qua Công ty đã đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giúp đỡ khách hàng khi khó khăn về tài chính, ngoài ra Công ty còn tăng cờng các hoạt động dịch vụ sau bán hàng : Thăm hỏi, tặng quà, thẻ giảm giá. Để hiểu rõ hơn thực trạng hủy hợp đồng tại Công ty BVNT Hà Nội ta tiếp tục phân tích tình hình hủy hợp đồng theo sản phẩm.

Một phần của tài liệu Vấn đề hủy hợp đồng BHNT và các biện pháp hạn chế tình trạng hủy hợp đồng tại Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội (Trang 57 - 58)