Kiểm tra bài cũ:(5’)Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Rừng xà nu” và nê uý nghĩa nhan đề tác phẩm?

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 132 - 133)

phẩm?

III. Nội dung bài mới:1. Đặt vấn đề:(1’) 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

a. Hoạt động 1(30’) Đọc hiểu chi tiết (Tiếp)

GV nhắc lại kiến thức tiết 1.

Nhân vật Tnú có những đặc điểm, tính cách gì nổi bật?

HS thảo luận và trả lời

Tìm các chi tiết minh họa làm rõ.

Cuộc đời Tnú có điểm gì đáng nhớ? So sánh với nhân vật A Phủ?

Lưu ý câu nói của cụ Mết được nhắc đi nhắc lại “Tnú không cứu được vợ con”

Chân lí được rút ra từ thực tế trên? HS:

GV chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới bảo vệ và giành lại những gì thân yêu và thiêng liêng nhất. Cảm nhận của em về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xôman?

HS:

Cuộc đời Tnú gắn liền với cuộc nổi dậy của làng Xôman, của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

1. Hình tượng rừng xà nu.

2. Nhân vật Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xôman. Xôman.

* Phẩm chất, tính cách của Tnú:

- Gan góc, táo bạo, dũng cảm và trung thực (khi còn nhỏ đã vào rừng tiếp tế cho anh Quyết) - Trung thành với cách mạng.

+Nuốt thư khi bị kẻ thù phát hiện.

+Bị giặc bắt tra tấn, lưng ngang dọc vết chém kẻ thù nhưng vẫn gan lì.

+Bị đốt 10 đầu ngón tay nhưng anh vẫn không kêu la-> tăng thêm ngọn lửa căm thù, ngọn lửa cách mạng trong anh.

* Số phận đau thương: không cứu được vợ con, không bảo vệ được chính mình, bị giặc bắt

-> Chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thiêng liêng và thân yêu.

* Cuộc đời Tnú gắn liền với cuộc nổi dậy của dân làng Xôman.

- Khi chưa cầm vũ khí thì Tnú và dân làng phải chịu rất nhiều đau thương: anh Xút bị chặt cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị giết...

- Từ đau thương-> căm thù và nổi dậy làm rung chuyển núi rừng.Câu chuyện của Tnú trở thành câu chuyện một thời, một đất nước.

Các nhân vật cụ Mết, Dít, bé Heng có đặc điểm gì nổi bật?Vai trò của họ trong việc khắc họa làm rõ cho nhân vật chính và chủ đề của truyện?

HS:

GV: Họlà đại diện cho các tầng lớp đồng bào Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện?

Lưu ý những thành công, đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện?

HS

GV nhấn mạnh và bổ sung sau khi học sinh trả lời, đặc biệt là tính sử thi và cảm hứng lãng mạn.

3. Các nhân vật cụ Mết, Dít, bé Heng

- Cụ Mết quắc thước như một cây xà nu lớn, là hiên thân cho truyền thống thiêng liêng, là thủ lĩnh tinh thần, người tổ chức điều hành, là biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy.

- Dít là hiện thân của Mai, gan lì từ nhỏ, trưởng thành nhanh chóng và luôn kiên điịnh vững vàng trong mọi hoàn cảnh.

- Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng

-> Đại diện cho các tầng lớp, đồng bào Tây Nguyên với tinh thần bất khuất, yêu nước, yêu cách mạng, sống tình nghĩa...

4. Nghệ thuật kể chuyện:

- Kể chuyện mang đậm màu sắc sử thi của đồng bào Tây Nguyên: người kể là cụ Mết, người có uy quyền, là pho sử sống của làng Xôman.

- Kể chuyện một đời người trong một dêm, tại một gain nhà lớn.

- Sáng tạo hình tượng độc đáo trong mối quan hệ thân thiết với con người (cây xà nu)

- Cảm hứng lãng mạn: ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người >< sự tàn bạo của kẻ thù.

- Ngôn ngữ súc tích và cô đọng, thể hiện rõ đặc điểm của từng nhân vật.

b. Hoạt động 2(4’) Tổng kết

Từ đọc hiểu tác phẩm -> rút ra nội dung và chủ đề của truyện?

Phong cách của nhà văn? HS thảoluận và trả lời.

GV bổ sung và nhấn mạnh chủ đề qua câu nói của cụ Mết “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”-> đó là con đường giải phóng dân tộc của thời đại cách mạng

Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.

Ghi nhớ: SGK

IV. CỦNG CỐ:(2’)Hình tượng nhân vật Tnú, cụ Mết , Dít, bé Heng và cuộc nổi dậy của dân làng Xôman? Nghệ thuật kể chuyện? Xôman? Nghệ thuật kể chuyện?

V. DẶN DÒ:(2’)Nắm nội dung cả hai tiết học, làm bài tập 2 SGKChuẩn bị đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ.

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 132 - 133)