DẶN DÒ:(2’)Tìm hiểu đặc điểm các thể thơ còn lại và các bài tập SGK Tiết sau trả bài viết số 2: Tìm hiểu đề, xác định nội dung chính, lập dàn ý.

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 49 - 51)

TIẾT 24 Ngày soạn TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2 A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Củng cố kiến thức về kiểu bài nghị luận xã hội đã học.

- Nhận thấy những ưu khuyết điểm trong bài làm và cách khắc phục, phát huy. 2, Kỷ năng: Phân tích, giải thích, chứng minh và lập luận trong văn nghị luận. 3, Thái độ: Lên án, phê phán những cái xấu, tiêu cực trong học tập và thi cử.

B. PHƯƠNG PHÁP:Phát vấn, đàm thoại.

C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: Chấm chữa bài và nhận xét cụ thể.

2. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu đề, lập dàn ý.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I. Ổn định lớp:(1’) I. Ổn định lớp:(1’)

II. Kiểm tra bài cũ: Không

III. Nội dung bài mới:1. Đặt vấn đề:(1’) 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

a. Hoạt động 1(20’) Tìm hiểu đề và lập dàn ý

HS nhắc lại đề. GV ghi đề.

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề: - Thể loại?

- Nội dung?

- Các thao tác lập luận? - Dẫn chứng

HS:

Phần lập dàn ý học sinh trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà.

Mở bài? Thân bài? Kết bài?

GV bổ sung và nhấn mạnh các nội dung chính cần bàn luận, các thao tác lập luận.

Đề bài:Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

1. Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: Nghị luận xã hội.

- Nội dung: Nói không với tiru cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

- Lấy dẫn chứng trong thực tế các nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung để làm rõ.

2. Lập dàn ý:a. Mở bài: a. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề.

- Trích dẫn nội dung: “Nói không....giáo dục”.

b. Thân bài: 2 ý lớn

- Giải thích “Nói không với tiêu cực trong thi cử” “ Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục”

- Biểu hiện của bệnh thành tích và tiêu cực. - Bàn luận chỉ ra những sai trái, tác hại của tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. - Phương hướng, biện pháp hành động chống tiêu cực và bệnh thành tích.

Lưu ý có hai nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử; Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục.

c. Kết bài: Khái quát vấn đề, chỉ rõ tác hại và biện pháp khắc phục. biện pháp khắc phục.

b. Hoạt động 2(14’) Nhận xét

GV nhận xét những ưu điểm trong bài làm của học sinh.

- Nắm được nội dung và thể loại.

- Giải thích và chỉ rõ được các biểu hiện cụ thể của tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

- Làm rõ nguyên nhân, tác hại và phương hướng hành động, biện pháp khắc phục.

- Lập luận mạch lạc, trình bày sạch sẽ.

GV nhấn mạnh những hạn chế và tồn tại cần khắc phục:

- Giải thích còn chung chung, chưa làm rõ các biểu hiện cụ thể của bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử.

- Dẫn chứng thiếu thuyết phục, xa rời thực tế. - Chưa thấy rõ những tác hại của bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử.

- Các giải pháp hành động, khắc phục còn chung chung, thiếu cụ thể, thiếu hợp lí...

- Lập luận (viết câu, diễn đạt) quá yếu, chưa tách rõ hai luận điểm cơ bản.

- Lỗi chính tả, viết hoa, viết tắt tùy tiện...

1. Ưu điểm:

2. Hạn chế:

c. Hoạt động 3(5’) Phát bài và ghi điểm

GV nhận xét xong, phát bài.

HS đọc kĩ bài làm và lời nhận xét của giáo viên, dựa trên dàn ý để sửa lỗi, rút kinh nghiệm. HS thắc mắc, GV giải đáp và ghi điểm.

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 49 - 51)