Kiểm tra bài cũ:(5’)Tóm tắt nội dung truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi?

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 138 - 140)

TIẾT 68 Ngày soạn

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH ( Tiết 2)< Nguyễn Thi > < Nguyễn Thi >

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh (Như tiết 67) 1. Kiến thức:

2. Kỹ năng: 3. Thái độ:

B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, đàm thoại

C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, tư liệu tam khảo

2. Chuẩn bị của HS: Học bài và soạn bài

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I. Ổn định lớp:(1’) I. Ổn định lớp:(1’)

II. Kiểm tra bài cũ:(5’)Tóm tắt nội dung truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi? Thi?

III. Nội dung bài mới:1. Đặt vấn đề:(1’) 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV nhắc lại kiến thức tiết 1đã học.

HS thảo luận tìm hiểu đặc điểm tính cách nổi bật của hai chị em Việt và Chiến?

Gợi ý: Nét chung nổi bật? HS

GV: Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng ở họ cũng có những nét tính cách riêng biệt. Hãy xác định nét riêng cụ thể của từng người? Nhân vật Chiến?

HS

GV: Nhân vật Chiến được xây dựng qua hồi tưởng của Việt-> ấn tượng và sâu sắc.

Nhân vật Việt? HS:

GV: Ngây thơ, trẻ con. Dũng cảm.

HS tìm dẫn chứng?

GV: Việt là nhân vật xuất hiện nhiều nhất-> tự kể về mình.

Lưu ý câu nói : “Tao sẽ chờ mày...mày là thằng bỏ chạy”

-> Hành động giết giặc trả thù nhà, đền nợ nước là thước đo phẩm cách con người của nhân vật Nguyễn Thi.

Cảm nhận của em về hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm?

HS

GV: Viết và Chiến đã trưởng thành, đang viết tiếp truyền thống gia đình.

Em hãy làm rõ khuynh hướng, tính sử thi của câu chuyện?

HS phát biểu.

3. Hai chị em Việt và Chiến:

* Nét tính cách chung:

- Sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát và đau thương; có chung mối thù với bọn xâm lược (phải trả thù cho ba má; được cầm súng đánh giặc)

- Tình cảm, tình yêu thương sâu sắc: giành nhau tòng quân, khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm...

- Là những chiến sĩ gan góc và dũng cảm

- Có những nét ngây thơ trẻ con: giành nhau bătý ếch, giành nhau tòng quân....

* Nhân vật Chiến:

- Là chị hơn Việt một tuổi, giống mẹ ở tính gan góc, đảm đang và tháo vát.

- Vừa là cô gái mới lớn biết làm duyên làm dáng, là người chị biết nhường nhịn em, nhưng có lúc rất trẻ con tranh giành với em (không nhường em việc tòng quân)

* Nhân vật Việt:

- Trẻ con, vô tư, ngây thơ và hiếu động; tranh giành phần hơn với chị, thích câu cá, bắn chim, việc nhà phó thác cho chị. Đêm trước ngày lên đường chị Chiến lo thu xếp, Việt lại lăn kềnh ra ván cười khì khì, chụp đom đóm; đem theo súng cao su khi vào bộ đội.

- Chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường: từ nhỏ đã xông thẳng vào kẻ thù giết cha, nằng nặc đòi đi tòng quân, bị thương không nhìn thấy gì nhưng vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc...

* Hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm:

- Tạo không khí thiêng liêng.

- Việt trở thành người lớn: thương chị, thấy mối thù dang đè nặng trên vai.

-> Sự trưởng thành của hai chị em, có thể gánh vác việc gia đình.

4. Tính sử thi của truyện.

- Cuốn sổ gia đình với truyền thống yêu nước và căm thù giặc-> lịch sử đất nước, dân tộc.

- Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình-> số phận của nhân dân Miền Nam

GV bổ sung sau khi học sinh trả lời.

trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Truyện kể về một gia đình-> hình ảnh của Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh từ đau thương.

- Mỗi nhân vật đều tiêu biểu cho truyền thống, gánh trên va trách nhiệm gia đình, Tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại.

b. Hoạt động 2(6’) Tổng kết

GV hướng dẫn học sinh tổng kết. Nghệ thuật?

Nội dung? HS:

GV bổ sung và gọi học sinh dọc ghi nhớ SGK.

1. Nghệ thuật:

- Kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật

- Khắc họa và miêu tả tính cách, tâm lí nhân vật - Ngôn ngữ phong phú, đậm màu sắc Nam Bộ

2. Nội dung:

Ghi nhớ (SGK)

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 138 - 140)