Kiểm tra bài cũ(5’) Đọc thuộc lòng bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 40 - 42)

Bố cục? Nội dung đoạn mở đầu?

V. DẶN DÒ:(2’) Học thuộc lòng bài thơ.

Tìm hiểu nội dung các phần còn lại theo câu hỏi SGK. Làm bài tập 1 SGK.

TIẾT 20 Ngày soạn TÂY TIẾN ( Tiết 2)

< Quang Dũng >A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh (Như tiết 19) A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh (Như tiết 19)

1, Kiến thức: 2, Kỷ năng: 3, Thái độ:

B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, giảng bình...

C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, tranh ảnh, tài liệu tranh ảnh minh họa...

2. Chuẩn bị của HS: Học bài và soạn bài theo hướng dẫn

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I. Ổn định lớp:(1’) I. Ổn định lớp:(1’)

II. Kiểm tra bài cũ(5’) Đọc thuộc lòng bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? của bài thơ?

III. Nội dung bài mới:1. Đặt vấn đề:(1’) 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

a. Hoạt động 1() Đọc hiểu văn bản.

HS đọc lại đoạn 2.

GV cung cấp hình ảnh đêm hội liên hoan của bộ đội với người dân địa phương.

Đoạn thơ đã mở ra một thế giới hoàn toàn khác lạ so với đoạn 1, cụ thể đó là những hình ảnh nào? HS: Thiên nhiên, con người..

GV nhấn mạnh hội đuốc hoa, xiêm áo và sự ngạc nhiên của người lính trước cảnh đêm liên hoan. Vẻ đẹp của con người nổi bật lên qua chi tiết nào? HS:

GV: dáng người trên độc mộc HS đọc tiếp đoạn thơ thứ 3.

Đây là đoạn thơ thể hiện rõ nhất hình ảnh đoàn binh Tây Tiến. Cụ thể hình nảh người lính được tác giả khắc họa như thế nào?

HS: Khác lạ, phi thường

GV lưu ý “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”. Hào hoa và lãng mạn.

Liên hệ : Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. Nhận xét cách nói của nhà thơ về sự hi sinh của đồng đội mình?

HS:

GV:Người lính hi sinh một cách tự nguyện, bi thương nhưng không bi lụy, mang vẻ đẹp của những tráng sĩ ngày xưa.

Tiếng gầm của con Sông Mã gợi cho em suy nghĩ gì?

HS:

GV: Đó là lời đưa tiễn các anh về nơi an nghỉ cuối cùng.

HS theo dõi đoạn cuối của bài thơ.

Ở đoạn thơ cuối này nỗi nhớ về Tây Tiến được diễn tả như thế nào?

HS:

GV lưu ý “mùa xuân”:tuổi trẻ, thời điểm thành lập đoàn binh Tây Tiến.

Sầm Nứa: mang tính chất ước lệ.

2. Đoạn 2:

- Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa. - Kìa em xiêm áo..

- Khèn lên man điệu...

Cảnh đêm liên hoan tưng bừng, lung linh và rực rỡ làm cho người lính say sưa, ngạc nhiên và ngỡ ngàng.

- Con người với cảnh tiễn đưa trên sông trong chiều sương: hoang dã, nên thơ, có hồn và quyến luyến.

- Hình ảnh “dáng người trên độc mộc”: vẻ đẹp rắn rỏi và khỏe khoắn.

3. Đoạn 3:

- Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc - Quân xanh màu lá.

Khác lạ, phi thường và hào hùng, gợi vẻ bí hiểm; cuộc sống khó khăn, khắc nghiệt nơi chốn rừng thiêng nước độc.

- Mắt trừng gửi mộng...

- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Vẻ đẹp hào hoa lãng mạn và trái tim khát khao yêu thương.

- Rải rác biên cương mồ viễn xứ. Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Áo bào thay chiếu anh về đất.

NT: sử dụng từ Hán Việt, tả thực, nói giảm: Sự hi sinh, quên mình xả thân vì tổ quốc, coi cái chết nhẹ như không.

Đưa tiễn các anh về nơi an nghỉ cuối cùng là tiếng gầm của con Sông Mã, không một người thân thích.

Hình ảnh người lính đậm chất bi tráng, không bi lụy. Đồng thời thể hiện tình cảm trân trọng, đau thương, thành kính của nhà thơ trước sự hi sinh đồng đội.

4. Đoạn 4:

- Tây Tiến người đi không hẹn ước - Đường lên thăm thẳm...

Quyết tâm ra đi không hẹn ngày trở lại - Ai lên Tây Tiến...

Lời khẳng định gắn bó với Tây Tiến Hồn về Sầm Nứa...

Khẳng định tâm hồn mình thuộc về Tây Tiến, không nghỉ đến ngày trở về.

b. Hoạt động 2() Tổng kết

Nhận xét về bút pháp nghệ thuật của bài thơ? Những thành công về nghệ thuật của bài thơ? HS:

Nội dung chính của bài thơ? HS: GV tổng kết, HS đọc ghi nhớ SGK. 1.Nghệ thuật: - Bút pháp, cảm hứng lãng mạn kết hợp với hiện thực. - Sử dụng từ Hán Việt, các biện pháp tu từ.

- Ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu một cách linh hoạt

2. Nội dung: Ghi nhớ (SGK)

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w