Tiểu sử Tố Hữu (1920 2002)

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 45 - 47)

- Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành.

- Quê: Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. - Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu văn chương.

- Sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, được kết nạp Đảng lúc 18 tuổi.

- Tháng 4/ 1939 bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ và chuyển đến nhiều nhà lao khác. - Tháng 3/ 1942 vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng.

- CMT8 nổ ra ông là chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế.

- Sau CMT8 từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

- Được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996.

b. Hoạt động 2(15’) Đường cách mạng, đường thơ.

Con đường cách mạng và con đường thơ của Tố Hữu có gì đáng lưu ý?

HS:

Kể tên các tập thơ của Tố Hữu? HS:

GV hướng dẫn tìm hiểu từng tập thơ, dùng tập thơ Tố Hữu để giới thiệu.

Trình bày nội dung và đặc điểm chính của tập thơ “Từ ấy”? Nó gắn liền với giai đoạn nào trong cuộc đời nhà thơ?

HS:

GV đưa dẫn chứng: Từ ấy, Tiếng hát sông

Hương, Đi đi em, Tâm tư trong tù, Khi con tu hú, Con cá chột nưa...

Đặc điểm và nội dung chính của tập thơ “Việt Bắc”? Tâp thơ gắn với giai đoạn nào của lịch sử dân tộc?

HS:

GV đưa dẫn chứng: Bà mẹ Việt Bắc, bà bủ, Bầm ơi, Việt bắc, Lượm, Sáng tháng năm, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên...

Tập thơ “Gió lộng” gắn liền với giai đoạn nào của lịch sử dân tộc?

Những nội dung chính mà nó phản ánh? HS:

GV đưa dẫn chứng: Người con gái Việt Nam, Mẹ Tơm, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Tiếng chổi tre, Em ơi Ba Lan....

Nội dung phản ánh của hai tập thơ? HS:

GV đưa dẫn chứng: Chào xuân 67, Chào xuân 68, Nước nongàn dặm, Hãy nhớ lấy lời tôi, Việt Nam máu và hoa...

Con đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gain khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc.

1. Tập “Từ ấy” (1937-1946)

- Gắn liền với 10 năm đầu hoạt động cách mạng, thể hiện niềm hân hoan của người thanh niên trẻ tuổi bắt gặp lí tưởng, lẽ sống.

- Gồm 3 phần:

+ Máu lửa: Thể hiện sự cảm thông sâu sắc cuộc sống của những người nghèo khổ, khơi dậy ý chí đấu tranh và niềm tin ở tương lai.

+ Xiềng xích: là tâm tư của một người trẻ tuổi tha thiết yêu đời, khát khao tự do, ý chí kiên cường... + Giải phóng: ca ngợi thắng lợi của cách mạng, độc lập, tự do của tổ quốc.

2. Tập “Việt Bắc” (1946-1954)

- Là bản hùng ca về con người kháng chiến và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Anh vệ quốc quân, bà mẹ, chị em phụ nữ, em liên lạc....

+ Ca ngợi Đảng và Bác Hồ.

- Thể hiện những tình cảm lớn: quân dân cá nước, tiền tuyến với hậu phương, miền xuôi với miền ngược, cán bộ với nhân dân, tình cảm quốc tế vô sản....

3.Tập “Gió lộng”(1955- 1961)

- Nhớ về quá khứ, công lao của cha ông đi trước. - Cuộc sống mới tràn đầy niềm vui xây dựng CNXH ở Miền Bắc.

- Nhớ thương Miền Nam, ca ngợi những con người kiên trung bất khuất.

4. Tập “Ra trận”(1962-1971); “Máu và hoa” (1972- 1977). (1972- 1977).

- Âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ và niềm vui toàn thắng, là khúc ca ra trận, mệnh lệnh tiến công.

+ “Ra trận” là bản hùng ca về “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”.

+ “Máu và hoa” ghi lại chặng đường gian khổ, hi sinh, khẳmg định niềm vui khi toàn thắng về ta. Mang đậm tính chính luận, thời sự và chất sử thi.

GV lưu ý thêm hai tập thơ: “Một tiếng đờn”; “Ta với ta”.

*Ngoài ra còn có “Một tiếng đờn”(1992); “Ta với ta”(1999) thể hiện những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người, đồng thời khẳng định niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng đã chọn.

c. Hoạt động 3(10’) Phong cách thơ Tố Hữu.

HS theo dõi mục III SGK.

Trình bày những đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ Tố Hữu? HS: GV nhấn mạnh,có dẫn chứng. - Tính trữ tình chính trị. - Tính sử thi. - Tính dân tộc.

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 45 - 47)