Nội dung và phương pháp kế toán các khoản mục chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên hợp thực phẩm hà tây (Trang 74 - 77)

1.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Sản phẩm của công ty rất đa rạng, có những loại chịu thuế VAT như Bánh, mứt, kẹo, có những loại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Rượu, bia. Cho nên rất nhiều nguyên vật liệu lúc mua vào chưa xác định được xuất dùng cho sản xuất loại sản phẩm nào. Để thuận tiện cho việc theo dõi tác giả xin được lấy 1 ví dụ cụ thể : Đường là một loại nguyên liệu được sử dụng để sản xuất cả bánh, mứt, kẹo và rượu, bia. Khi mua đường kế toánvật liệu chỉ tập hợp hoá đơn thanh toán, phiếu nhập kho ... của đường, chưa thực hiện hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh này. Đến cuối tháng khi công ty đã xác định được doanh thu của các sản phẩm thì kế toán mới tiến hành định khoản, lập chứng từ ghi sổ và chuyển cho kế toán tổng hợp để tính giá thành. Như vậy kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ đã khong kịp thời phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho một bộ phận chi phí sản xuất nằm ngoài sổ sách trong một thời gian nhất định. Mặt khác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ hạch toán khoản thuế VAT không đựoc khấu trừ vào giá mua của đường trong tháng là chưa đúng chế độ dẫn đến giá thực tế của đường xuất kho cho từng loại sản phẩm bị sai lệch.

Đơn giá thực tế bình quân gia quyền của đường trong tháng 1,2 được xác định trong sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ như sau :

Số lượng (kg) Thành tiền Tồn đầu tháng 35.734 215.047.200 Nhập trong tháng 51.300 284.513.100 Xuất trong tháng 50.037

- Xuất cho sản xuất Bia 7.850

- Xuất cho sản xuất Bánh, Kẹo 42.187

Thuế VAT không được khâu trừ 8.146.700 Đơn giá thực tế

bình quân của đường xuất kho trong tháng

215.047.200 + 284.513.100 + 8.146.700

= = 5.833 (đồng)

35.734 + 51.300

Như vậy theo cách tính toán của công ty thì đơn giá thực tế của đường xuất kho cho sản xuất Bia và bánh, kẹo đã được khấu trừ thì số đường này lại phải chịu thêm một phần thuế VAT không được khấu trừ của số đường xuất dùng cho Bia.

Lẽ ra đơn giá của đường xuất dùng cho sản xuất Bánh, Kẹo chỉ là

215.047.200 + 284.513.100 + 8.146.700

= 5.740 (đồng) 35.734 + 51.300

Do đó giá thành của bánh, Kẹo phải chịu thêm một khoản thuế VAT là : (5.833 - 5.740) x 42.187 = 3.923.391 (đồng)

Là một doanh nghiệp có tính đặc thù vừa sản xuất hàng chịu thuế VAT vừa sản xuất hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, công ty nên hạch toán khoản thuế VAT của vật tư hàng hoá mua vào theo cách sau đây :

Có thể hạch toán lại khoản thuế VAT đầu vào của đường trong tháng 1,2 ở công ty như sau :

Khi mua đường về kế toán ghi :

Nợ tài khoản 152 284.513.100 Nợ tài khoản 133 28.451.300

Có tài khoản 112 31.964.400

Cuối tháng khi biết tỉ lệ (%) giữa doanh thu của Bánh, Mứt. Kẹo so với tổng doanh thu của tháng là 71,366% sẽ được số thuế VAT đầu vào được khấu trừ là :

28.451.300 x 71,366% = 20.304.600 (đồng) Kế toán ghi :

Có tài khoản 133 20.304.600

Số thuế VAT đầu vào không được khấu trừ sẽ được tính vào giá vốn của Bia bán ra trong tháng, kế toán ghi :

Nợ tài khoản 632 (chi tiết cho bia) 8.146.700

Có tài khoản 133 8.146.700

Sơ đồ hạch toán như sau

1.2. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp

Hiện nay, công ty thực hiện trích, nộp bảo hiểm y tế 6 tháng một lần. Toàn bộ số bảo hiểm y tế này kế toán hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp của tháng phát sinh, dẫn đến giá thành thực tế của sản phẩm giữa các tháng không đều nhau, thiếu khách quan và không đúng chế độ.

Ví dụ: Trong tháng 1,2 công ty đã trích bảo hiểm y tế 6 tháng đầu năm và được tính cả vào chi phí quản lý doanh nghiệp của tháng 1 tháng 2 theo định khoản.

Nợ tài khoản 642 12.962.700

Có tài khoản 338 12.962.700

Tuy nhiên, nếu công ty thực hiện đúng chế độ trích bảo hiểm y tế hàng tháng vào giá thành sản phẩm thì khoản chi phí này là tương đối nhỏ so với tổng chi phí phát sinh trong tháng. Để phù hợp với điều kiện thực tế ở công ty mà giá thành thực tế của sản phẩm giữa các tháng ít biến động thì công ty có thể làm như sau:

TK 112 312.964.400 TK 133 28.451.300 28.451.300 TK 152 284.513.000 TK 3331 20.304.600 TK 632 (Bia) 8.146.700 K h i b i ế t d o a n h t h u t r o n g t h á n g C h i m u a đ ư ờ n g v ề

Khi phát sinh khoản BHYT, kế toán không hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp mà tập hợp khoản chi phí này sang bên Nợ tài khoản 142 "Chi phí trả trước" để phân bổ dần vào giá thành sản phẩm trong 6 tháng.

Nợ tài khoản 142 12.962.700

Có tài khoản 338 12.962.700

Trích vào giá thành tháng 1,2 khoản BHYT, kế toán định khoản Nợ tài khoản 622, 627, 641, 642 4.320.900

Có tài khoản 142 4.320.900 Số còn lại sẽ được phân bổ vào các tháng tiếp theo.

Sơ đồ hạch toán khoản BHYT

1.3. Khoản mục chi phí sản xuất chung.

Đối với khoản tiền điện, do công ty không tách riêng được bao nhiêu cho sản xuất bia và bao nhiêu cho sản xuất bánh, kẹo, cho nên cũng đã hạch toán sai khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào của điện giống như của đường. Công ty có thể hạch toán lại khoản thuế này theo cách trình bày ở mục 1.1.

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên hợp thực phẩm hà tây (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)