Nội dung và phương pháp kế toán các khoản mục chi phí sản xuất 1 Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên hợp thực phẩm hà tây (Trang 42 - 51)

1. Kế toán chi phí sản xuất

1.3. Nội dung và phương pháp kế toán các khoản mục chi phí sản xuất 1 Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.3.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây là một công ty chuyên chế biến lương thực, thực phẩm. Vật tư của công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, tại thời

điểm khác nhau, với những mức giá khác nhau, chi phí thu mua, vận chuyển cũng khác nhau.

Để đáp ứng kịp thời cho yêu cầu sản xuất, tính toán chính xác chi phí, giám đốc tình hình cung cấp, sử dụng vật tư một cách tiết kiệm, có hiệu quả thì công ty đã có cách làm như sau :

Đối tượng chịu chi phí sản xuất được xác định là từng loại sản phẩm trên dây chuyển sản xuất khác nhau, nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến đối tượng nào thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó bằng phương pháp tập hợp trực tiếp. Kế toán tổ chức tập hợp chi tiết cho từng loại sản phẩm trên cơ sở các phiếu xuất kho nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất. Sau đó cũng căn cứ vào phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho để xác định giá trị của số nguyên vật liệu sử dụng trong thời kỳ cho hoạt động sản xuất.

Việc xuất kho 1 số loại nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất được căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật về mức tiêu hao nguyên vật liệu, 1 số khác thì căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế.

Định mức kinh tế kỹ thuật về mức tiêu hao nguyên vật liệu đựoc công ty thay đổi một cách thường xuyên. Hàng quý công ty có tổ chức xác định lại mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm.

Hàng tháng căn cứ vào sản lượng sản xuất và tiêu thụ của tháng trước, dự kiến mức tiêu thụ trong tháng này phòng kế hoạch sẽ đưa ra sản lượng dự kiến sản xuất trong tháng. Căn cứ vào mức sản lượng này và định mức kinh tế kỹ thuật đã được lập, phòng vật tư xác định hạn mức nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trong tháng.

Việc xác định hạn mức về nguyên vật liệu xuất dùng đúng đắn sẽ giúp cho công tác quản lý chi phí sản xuất được chặt chẽ hơn và công tác cung ứng nguyên vật liệu được kịp thời. Khi có nhu cầu sử dụng, quản đốc phân xưởng viết giấy đề nghị và hạn mức về nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng để lập phiếu xuất vật tư. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên : 1 liên được lưu lại ở phòng vật tư để theo dõi số lượng xuất kho thực tế, 1 liên giao cho phân xưởng, liên còn lại giao cho thủ kho.

Ngày 10 tháng 1 năm 2000

Họ tên người nhập hàng Anh Hải – Phân xưởng Bia

Lý do xuất kho Xuất dùng hạn mức tháng 1/2000 Xuất tại kho : Chiến số : 01 STT Tên nhãn hiệu, qui

cách phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Hạn mức Thực xuất 1. Malt kg 30.500 16.750 2. Gạo kg 22.000 11.700 3. Đường kg 3.500 1.850 4. Hoa kg 50 15 5. Cao kg 70 40 6. Bột sắn kg 50 41 7. Enzine kg 90 90

8. Chai nâu 0,33 lít cái 10.000 6.573 9. Chai nâu 0,5 lít cái 20.000 26.290 10. Chai tầu 0,6 lít cái 200.000 140.888 11. Két gỗ cái 10.000 5.173

Cộng :

Trên phiếu xuất kho phòng vật tư chưa ghi đơn giá và thành tiền. Định kỳ tháng một lần thủ kho chuyển phiếu xuất kho lên phòng tài vụ. Kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ sẽ nhập số lượng xuất kho thực tế vào sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ để tổng hợp só lượng của tất cả các lần xuất kho trong tháng trên sổ chi tiết theo giá thực tế bình quân gia quyền.

Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong tháng

=

Số lượng nguyên vật liệu xuất kho trong tháng

x

Đơn giá thực tế bình quân của nguyên vật liệu xuất trong tháng Trong đó :

Đơn giá thực tế bình quân của nguyên vật liệu xuất trong tháng

=

Giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu tháng

+ Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập trong tháng Số lượng nguyên vật liệu tồn đầu tháng + Số lượng nguyên vật liệu nhập trong tháng

Số chi tiết vật liệu, dụng cụ Mở sổ ngày 1 tháng 1 năm 2000

Tên vật liệu (DC,SP,HH): Malt bia Đơn vị tính : kg Tại kho : Chiến Mã số : CT Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn Số Ngà y S L Thành tiền Số lượn g Thành tiền Số lượng Thành tiền PC3 4 01 10 15/ 1 H.m ức H.m ức Năm 99 mang sang Tháng 1 + 2/2000 Quỳnh bốc vác Sản xuất Bia Sản xuất Bia 111 621 621 5.46 4 750.40 0 750.40 0 16.75 0 26.10 0 42.85 0 234.159 .100 157.05 0 114.20 0 857.468. 700 624.060. 000

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ bao gồm những trang theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất tồn của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Cuối tháng căn cứ vào cột thành tiền của vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn trong tháng kế toán ghi sổ đối chiếu luân chuyển. Số liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển sẽ được sử dụng để đối chiếu với sổ cái.

Cách xác định giá xuất kho thực tế của Malt tháng 1 và tháng 2 được tính như sau :

Đơn giá thực tế bình

quân của Malt xuất kho trong tháng 1,2

=

857.468.700 + 750.400

= 5.464 (đ) 157.050 + 0

Vậy giá thực tế của Malt xuất kho tháng 1,2 = 42.850 x 5.464 = 23.159.100

Sau khi đã xác định giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trên sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất trong tháng kế toán tập hợp các loại nguyên vật liệu xuất dùng lên bảng kê ghi có tài khoản 152 và công cụ dụng cụ xuất dùng lên bảng kê ghi có tài khoản 153.

Bảng kê ghi có nguyên liệu vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất nhiều loại sản phẩm. Kế toán tập hợp trực tiếp khoản chi phí này cho từng sản phẩm bằng cách mở chi tiết tài khoản 621 như : 621 Bia,621 Kẹo, 621 Bánh qui ...

Ngoài việc theo dõi công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất (621,627) trên bảng kê 153 còn theo dõi khoản công cụ, dụng cụ chờ phân bổ. Khoản này thường là vỏ chai, két gỗ, xuất một lần, dùng nhiều lần. Khi bán bia chai trong giá bán không có phần vỏ chai, khách hàng phải đặt tiền một khoản tiền cược. Sau đó vỏ chai được thu hồi để tiếp tục sử dụng ...

Căn cứ vào các bảng kê trên, kế toán tổng hợp số liệu để lên chứng từ ghi số số 16 và 20

Chứng từ ghi sổ

Ngày 28 tháng 2 năm 2000 Số: 16

TT Diễn giải Tài khoản Số tiền

Nợ Có Nợ Có

Nguyên vật liệu dùng trong tháng 1+2/2000

152 2.616.857.800

- Xuất dùng cho sản xuất 621 2.533.618.000 - Xuất dùng cho bán hàng 641 17.062.700 - Xuất dùng cho quản lý 642 2.583.900 - Trích trước chi phí sửa chữa

lớn

335 16.352.000

- Xuất dùng cho phân xưởng 627 47.241.200

Chứng từ ghi sổ

Ngày 28 tháng 2 năm 2000 Số 20

TT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Vỏ chai, két gỗ, hộp cát tông, công

cụ, dụng cụ xuất dùng trong 1 tháng

153 125.668.000

- Xuất dùng cho sản xuất 621 88.220.300 - Xuất dùng cho phân xưởng 627 677.700 - Kết chuyên chờ phân bổ 142 36.770.000

Từ các chứng từ ghi sổ được ghi vào cuối tháng mà các bộ phận chuyển tới, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ ghi vào sổ cái các tài khoản. Mỗi tài khoản được mở một hoặc 1 số trang sổ

Tài khoản

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Số trang : 01 Số hiệu : 621 Chứng từ

Diễn giải TK đối

ứng Nợ Có

Ngày Số CT

16 20

Tháng 1 + 2/2000

Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất

152 2.533.618.000

Xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất

153 88.220.300

Số phát sinh trong tháng 1 + 2 2.621.838.300

Số liệu trên sổ cái trước khi để lập các báo cáo tài chính sẽ được kiểm tra lại bằng cách đối chiếu với dòng xuất trên sổ đối chiếu luân chuyển.

Hiện nay, khi áp dụng luật thuế VAT, kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đã gặp khó khăn trong việc xác định đơn giá thực tế bình quân của nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất cả mặt hàng thuộc diện chịu thuế VAT và mặt hàng không thuộc diện chịu thuế VAT. Công ty đã hạch toán thuế VAT đầu vào không được khấu trừ vào giá mua của nguyên vật liệu. Đây là tồn tại mà công ty đang tìm cách tháo gỡ.

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên hợp thực phẩm hà tây (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)