b- Tiêu chuẩn định tính
3.1. Định hướng phát triển các công ty chứng khoán Viê ̣t Nam
3.1.1 Đi ̣nh hướng phát triển thi ̣ trường chứng khoán Viê ̣t Nam
a) Mục tiêu phát triển thi ̣ trường chứng khoán
Phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát trị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.
b) Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán:
Một là, phát triển TTCK phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế, từng bước hội nhập với thị trường tài chính khu vực.
Hai là, tổ chức và vận hành TTCK an toàn, hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất của thị trường tài chính, gắn phát triển TTCK với phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ.
Ba là, thực hiện quản lý nhà nước về TTCK bằng công cụ pháp luật, tạo điều kiện và khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư.
Bốn là, gắn việc phát triển TTCK với tiến trình CPH các DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và huy động vốn cho ngân sách, cho đầu tư phát triển.
c) Chiến lược phát triển thi ̣ trường chứng khoán đến năm 2020
Mục tiêu chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2011-2020 là phát triển về quy mô, chất lượng hoạt động cho thị trường chứng khoán, duy trì trật tự an toàn cho thị trường.
Bên cạnh đó, cần mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường; Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; Nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính quốc tế.
Về định hướng chiến lược, dự kiến năm 2015, quy mô vốn hóa thị trường đạt 65-70% GDP và đến năm 2020 quy mô vốn hóa thị trường đạt 90-100% GDP. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán cần liên hệ mật thiết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến lược phát triển tài chính đến năm 2020 nói riêng.
d) Giải pháp thực hiện:
Để thực hiện được những mục tiêu trên, cần hoàn thiện khung pháp lý, thể chế mà cơ bản là hoàn thiện Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn; Tạo cơ chế để các cơ quan quản lý có tính độc lập; Tăng nguồn cung cho thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước và phát huy vai trò các Hiệp hội ngành nghề chứng khoán, vai trò tư vấn độc lập, phản biện chính sách từ các tổ chức...
Thứ nhất, thúc đẩy việc tăng cung chứng khoán trên cơ sở tăng cường số lượng và chất lượng của các chứng khoán niêm yết trên TTCK thông qua việc gắn kết công tác CPH DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với việc phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết trên TTCK.
Thứ hai, phát triển cơ sở nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở tạo lập môi trường thông thoáng để phát triển các định chế đầu tư chuyên nghiệp nhằm định hướng đầu tư cho các nhà đầu tư nhỏ thông qua việc thực hiện các chính sách khuyến khích về thuế, phí, lệ phí và quản lý ngoại hối. Từng bước nghiên cứu để trình cơ quan có thẩm quyền mở rộng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam.
Thứ ba, từng bước hoàn thiện các thể chế TTCK và tăng cường năng lực cho các định chế trung gian tham gia thị trường trên cơ sở củng cố và hiện đại hóa các định chế thị trường đã có sẵn như TTGDCK, công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
Thứ tư, phát triển TTCK trong mối tương quan chặt chẽ với các khu vực khác của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường bảo hiểm và thị trường tiền tệ nhằm tạo ra sự cân đối vững chắc trong cấu trúc tài chính để huy động các nguồn lực cho phát triển. Từng bước hoàn thiện các thể chế TTCK để có thể tham gia vào tiến trình hội nhập vào các nền kinh tế, trước mắt là hội nhập vào thị trường vốn khu vực ASEAN thông qua việc tham gia vào phát trỉen thị trường trái phiếu Châu Á và kết nối với thị trường vốn Singapore.
Thứ năm, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và nâng cao năng lực hoạch định chính sách về chứng khoán và TTCK thông qua việc xây dựng Luật chứng khoán nhằm tạo lập môi trường pháp luật toàn diện, nhất quán và đồng bộ với các văn bản pháp luật khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia thị trường.
Thứ sáu, nâng cao vai trò quản lý nhà nước và tăng cường công tác giám sát thị trường nhằm đảm bảo môi trường công bằng, công khai, minh bạch, qua đó giảm thiểu các rủi ro, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trên TTCK.