Định hướng phát triển công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 63 - 67)

b- Tiêu chuẩn định tính

3.1.2.Định hướng phát triển công ty chứng khoán

Thực tiễn hoa ̣t đô ̣ng và phát triển thi ̣ trường chứng khoán Viê ̣t Nam cho thấy, cần thiết phải cơ cấu và phát triển các công ty chứng khoán theo hướng đa năng, các công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức mô ̣t tổ hợp di ̣ch vu ̣ tài chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tê ̣ và các di ̣ch vu ̣ tài chính. Tuy nhiên, để thực hiê ̣n được mô hình này thành công, cần thiết phải có mô ̣t hê ̣ thống pháp luâ ̣t về chứng khoán đồng bô ̣, hoàn chỉnh cũng như có sự giám sát chă ̣t chẽ của các cơ quan quản lý nhằm tránh rủi ro cho thi ̣ trường.

Trong giai đoạn từ 2010 – 2020 cần tăng quy mô, chất lượng công ty chứng khoán theo hướng tái cấu trúc (phá sản, thâu tóm, sát nhập); giảm số lượng công ty chứng khoán từ trên 100 như hiện nay xuống khoảng 50 công ty (bình quân thị phần mỗi công ty chứng khoán là 4 tỷ USD). Việc sát nhập và mua lại công ty chứng khoán sẽ giúp các công ty chứng khoán tận dụng được tối đa sức mạnh về tài chính, kinh nghiệm cũng như các thế mạnh về công nghệ và thông tin của các đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài. Bên ca ̣nh đó, cần giám sát chă ̣t chẽ hoa ̣t đô ̣ng của các công ty chứng khoán, tránh hiê ̣n tươ ̣ng công ty chứng khoán thực hiê ̣n hoă ̣c hỗ trợ cho các cá nhân hoă ̣c tổ chức thực hiê ̣n hành vi thao túng thi ̣ trường.

• Đối với các công ty chứng khoán cần:

nghiệp, chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa các hoạt động kinh doanh chứng khoán;

- Áp dụng các quy định bảo đảm an toàn tài chính và vốn khả dụng theo các chuẩn mực Basel II đối với hoạt động của các công ty chứng khoán, khuyến khích các Công ty chứng khoán áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tốt nhất theo thông lệ quốc tế; cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính theo các nguyên tắc và chuẩn mực về quản trị rủi ro tốt nhất theo thông lệ quốc tế; - Từng bước phát triển mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán đa năng, đăng ký các hoạt động kinh doanh chứng khoán theo nhu cầu, phù hợp với thông lệ quốc tế; khuyến khích các tổ chức này mở rộng phạm vi hoạt động, cung cấp dịch vụ chứng khoán tại các thị trường quốc tế; thành lập các công ty con cung ứng dịch vụ chứng khoán tại nước ngoài;

- Khuyến khích các tổ chức kinh doanh chứng khoán đầu tư vào công nghệ và nguồn nhân lực có chất lượng cao; tạo điều kiện cho các tổ chức này tiếp cận các nguồn vốn và công nghệ, đặc biệt từ các tổ chức kinh doanh chứng khoán quốc tế có uy tín;

- Tạo điều kiện khuyến khích việc tái cơ cấu hệ thống các công ty chứng khoán theo hướng tinh giản số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động, tăng tính cạnh tranh của các công ty chứng khoán;

- Xây dựng cơ chế chính sách, khuyến khích công ty chứng khoán nâng cao năng lực và sức cạnh tranh trên cơ sở củng cố tiềm lực tài chính, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, và mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán;

- Tăng số lượng và nâng cao chất lượng nhân viên hành nghề thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán; Chuẩn hóa các chương trình đào tạo cấp phép hành nghề kinh doanh chứng khoán và các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp theo các chuẩn mực cao nhất; Cho phép các tổ chức đào tạo chứng khoán nước ngoài có uy tín thực hiện dịch vụ đào tạo chứng khoán tại Việt Nam. Công nhận các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán (CFA, CIIA);

- Xây dựng cơ chế chính sách nhằm tạo lập thị trường, tạo tính thanh khoản cho TTCK; tập trung phát triển các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (tư vấn, bảo lãnh phát hành; tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp như thâu tóm, hợp nhất, sát nhập) và chức năng môi giới của công ty chứng khoán;

Sự phát triển về số lượng và mạng lưới hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, hình thành đội ngũ nhân viên hành nghề chuyên nghiệp và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, tuy chưa đa dạng và phong phú, nhưng là thành công của TTCK Việt Nam. Trong giai đoạn tới, hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán phải được củng cố, chuyên nghiệp hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực, để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực và phù hợp với xu hướng chung của thế giới như sau:

- Xu hướng hoạt động theo mô hình đa năng: Hiện nay hầu hết các quốc gia trong khu vực đều đã chuyển sang quản lý và tổ chức các định chế các định chế trung gian theo mô hình đa năng. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính quốc tế. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu mô hình hoạt

động đa năng phù hợp thông lệ quốc tế được phát triển cho cả khu vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thì điều kiện tiên quyết là phải thiết lập cơ chế quản lý và cơ quan quản lý hoạt động theo mô hình đa năng (quản lý theo hoạt động kinh doanh, thay vì quản lý theo định chế như hiện tại).

Mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài và cung cấp các dịch vụ ít rủi ro: Sự cải tổ các tổ chức kinh doanh chứng khoán sẽ thúc đẩy các tổ chức kinh doanh chứng khoán hạn chế các hoạt động kinh doanh đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro, và các hoạt động cung ứng dịch vụ như môi giới, tư vấn tài chính doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành (IPO, M&A). Mặt khác, các tổ chức này sẽ có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động tại các quốc gia đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi. Đón trước làn sóng đầu tư từ các tổ chức kinh doanh chứng khoán hàng đầu thế giới, các nền kinh tế mới nổi sẽ tích cực nới lỏng các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán để thu hút đầu tư nước ngoài cũng như chuyển giao công nghệ.

- Củng cố hệ thống và khả năng quản trị rủi ro: Sau các cuộc khủng hoảng tài chính, việc quản trị rủi ro tại các định chế trung gian, đặc biệt đối với các sản phẩm tài chính phức hợp được đưa lên hàng đầu. Đi kèm với nghiệp vụ là cơ cấu tổ chức cũng có sự thay đổi, khi hoạt động giám sát tuân thủ được phân quyền và nhấn mạnh tới hoạt động giám sát chéo.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sự hội nhập nhanh chóng trong lĩnh vực tài chính theo cam kết WTO với các quốc gia trong khu vực, các tổ chức trung gian thị trường trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt từ phía các CTCK hàng đầu khu vực khi thị trường dịch vụ tài chính mở cửa hoàn toàn theo cam kết WTO.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 63 - 67)