Nhóm giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 67 - 72)

b- Tiêu chuẩn định tính

3.2.1Nhóm giải pháp vĩ mô

3.2.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý

Trong những năm gần đây, môi trường hoạt động ngành tài chính, nhất là môi trường pháp lý đã trở nên thông thoáng hơn, giúp các doanh nghiê ̣p thuận lợi hơn trong hoạt động. Tuy nhiên, để hỗ trợ các công ty chứng khoán hơn nữa, tạo đủ sức cạnh tranh và để chuẩn bị tốt cho hội nhập với khu vực và thế giới, môi trường hoạt động các công ty chứng khoán cần được “cởi mở” hơn nữa. Các Bộ, ngành liên quan cần xây dựng hệ thống các yêu cầu hoặc hệ thống tiêu chí có tính định hướng đối với một “công ty chứng khoán hiện đại” phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội-chính trị ở Việt Nam có tính đến điều kiện hội nhập, chẳng hạn: vốn điều lệ, tổng tài sản, hệ thống các chi nhánh, mô hình tổ chức, số lượng lao động và trình độ cán bộ nhân viên, mức độ tự động hóa nghiệp vụ...Các chỉ tiêu đó cần được xác định dưới dạng định lượng.

Ngoài ra, cũng cần có các văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn hóa các sản phẩm, dịch vụ do các công ty chứng khoán cung cấp. Hiê ̣n nay, UBCKNN đã hoàn thiê ̣n dự án Luâ ̣t Chứng khoán sửa đổi và đã trình Quốc hô ̣i ký vào cuối năm 2010. Nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào việc khắc phục một số vấn đề bất cập hiện nay, tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm hạn chế tình trạng lũng đoạn thị trường thông qua bổ sung hành vi vi phạm trong kinh doanh chứng khoán và chế tài xử phạt; khuyến khích và đẩy mạnh giao dịch

chứng khoán trên thị trường có tổ chức trên cơ sở quy định điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng. Nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán cũng hướng tới tăng cường tính minh bạch, nhằm lành mạnh hóa hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

Dự thảo luật bổ sung cũng quy đi ̣nh CTCK được thực hiện thêm nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư đối với các cá nhân. Thực ra, đây không phải là nghiệp vụ hoàn toàn mới với các CTCK, trước đây họ đã được cung ứng dịch vụ này cho nhà đầu tư, nhưng phải tạm ngừng khi Luật Chứng khoán có hiệu lực. Ngoài ra, dự luật cũng yêu cầu các cơ quan hành pháp bổ sung chỉ tiêu an toàn tài chính của các CTCK và trong trường hợp CTCK muốn cung ứng dịch vụ tài chính khác phải có hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài chính. Đây là mô ̣t trong những quy đi ̣nh hết sức quan tro ̣ng nhằm làm tăng chất lượng cung cấp di ̣ch vu ̣ trên thi ̣ trường chứng khoán.

Bô ̣ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cần có sự khuyến khích và ưu đãi hơn nữa đối với các công ty chứng khoán trong viê ̣c niêm yết cổ phiếu của mình trên Sở Giao di ̣ch Chứng khoán.

Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần từng bước tăng dần vốn điều lệ tối thiểu với các công ty chứng khoán, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích việc tái cấu trúc các công ty chứng khoán theo hướng tinh giảm số lượng (phá sản, thâu tóm, sát nhập) và nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường tính cạnh tranh của các công ty chứng khoán để tạo điều kiện hướng các công ty này phát triển theo mô hình kinh doanh chứng khoán đa năng.

Những lợi thế chính mô hình kinh doanh chứng khoán đa năng là khi các công ty chứng khoán mở rộng quy mô hoạt động tham gia trực tiếp vào hoạt

động kinh doanh khác như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh bất động sản…bên cạnh những hoạt động kinh doanh chứng khoán thuần túy như bảo lãnh phát hành chứng khoán, giao dịch tự doanh và môi giới chứng khoán và có được những lợi thế về thông tin và tính kinh tế theo quy mô.

Đặc điểm của hệ thống này là quan hệ mật thiết và lâu dài giữa các công ty chứng khoán đa năng và các công ty, do các công ty chứng khoán không chỉ là người cho vay vốn và giám sát các khoản vay này mà đồng thời là cổ đông của các công ty thông qua việc mua cổ phiếu. Những hiểu biết và phân tích sẵn có trong quá trình cấp tín dụng cho các công ty sẽ giúp ích đáng kể cho các công ty chứng khoán đa năng khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Tiềm lực về vốn với vai trò là ngân hàng cũng giúp ích lớn cho các tổ chức này khi tham gia vào thị trường, đồng thời giúp kích hoạt hoạt động của thị trường chứng khoán.

Với những đặc điểm nổi bật của hệ thống công ty chứng khoán đa năng, nhất là với một nền kinh tế quản lý theo cơ chế thị trường và đang trong quá trình công nghiệp hóa như ở Việt Nam, việc nghiên cứu và áp dụng một cách hợp lý mô hình này vào hoạt động chứng khoán Việt Nam là vô cùng cần thiết. Hệ thống các công ty chứng khoán hiện tại ở Việt Nam hiện có tiềm lực tài chính là rất nhỏ bé, sẽ khó có thể thích ứng được với quy mô hoạt động của thị trường chứng khoán trong tương lai. Việc cho phép các công ty chứng khoán tham gia trực tiếp vào thị trường theo mô hình kinh doanh chứng khoán đa năng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các công ty chứng khoán, đồng thời thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán

Việt Nam, đây là một việc cấp bách về cả thực tiễn và lý luận.

3.2.1.2 Hoàn thiện môi trường kinh tế, môi trường đầu tư

Chính phủ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần nghiên cứu ban hành Luật chống cạnh tranh không lành mạnh, không chỉ nhằm bảo hộ cho các công ty chứng khoán cạnh tranh lành mạnh mà còn bảo vệ lợi ích cho khách hàng. Các điều khoản của Luật chống cạnh tranh không lành mạnh cần quy định theo hướng: quy định rõ sự cạnh tranh không lành mạnh; các công ty chứng khoán trong quá trình giao dịch với khách hàng không được dùng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh như dùng thủ đoạn chào mời để lôi kéo khách hàng với những tư vấn không đúng sự thâ ̣t, hạ thấp phí dịch vụ, giảm thấp điều kiện cấp tài khoản giao di ̣ch. Nếu do hành động cạnh tranh không lành mạnh mà gây tổn thất cho công ty chứng khoán cạnh tranh thì phải chịu phạt hành chính, kinh tế.

Cần tăng cường công tác thanh tra theo hướng giám sát từ xa đối với các hoạt động của các công ty chứng khoán nhằm cảnh báo và đề ra những biện pháp khắc phục vi phạm. Thanh tra tại chỗ cần tiến hành ngay khi phát hiện những vấn đề trầm trọng trong quá trình giám sát từ xa.

Cần nâng cao vai trò và nhiê ̣m vu ̣ của Ban Thanh tra thuô ̣c Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do hiê ̣n nay, viê ̣c xử lý vi pham thường theo hình thức: pha ̣t sau khi đã vi pha ̣m xong. Điều này gây ảnh hưởng đến sự minh ba ̣ch của hoa ̣t đô ̣ng chứng khoán, không mang tính ngăn chă ̣n đối với các hoa ̣t đô ̣ng vi pha ̣m của thi ̣ trường chứng khoán.

Chính phủ cần củng cố quan hệ lãnh đạo, quan hệ phối hợp giữa Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBCKNN, TTGDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, công ty niêm yết... nhằm tạo ra một mối quan hệ phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong việc đưa ra các giải pháp phát triển thị trường.

Để các cơ quan đang quản lý nhà nước đối với TTCK có đủ điều kiện hoạt động có hiệu quả, cần tăng cường quyền hạn cho UBCKNN, TTGDCK.

Cần có những quy chế ưu đãi để nhanh chóng thành lập các tổ chức, các quỹ đầu tư ...để thực hiện chức năng điều tiết và tạo lập thị trường, bởi vì người đóng vai trò dẫn dắt thị trường phải là các nhà đầu tư chiến lược có tổ chức, là những người có tầm nhìn dài hạn để làm những hạt nhân nòng cốt cho các nhà đầu tư cá nhân đi theo.

TTCK là một định chế tài chính, để thị trường hoạt động có hiệu quả, cần thiết phải có những con người với hiểu biết về thị trường này. Đó là các doanh nghiệp, công chúng, các nhà quản lý. Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo nghiệp vụ cho những đối tượng này về lĩnh vực chứng khoán là hết sức cần thiết. UBCKNN có thể mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền. Nâng cao hơn nữa vai trò giáo du ̣c của Trung tâm Đào ta ̣o Chứng khoán trong viê ̣c đào ta ̣o ra đô ̣i ngũ cán bô ̣ chứng khoán có năng lực cao và tâm huyết với nghề.

3.2.1.4 Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước

UBCKNN và các Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường phối hợp nhằm đảo bảo tính đồng bộ, thống nhất về chủ trương, chính sách. Hoạt động của thị trường vốn nói chung và TTCK nói riêng đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ các chính sách tài chính-tiền tệ. Chính phủ cần chỉ đạo thống nhất việc xây

dựng chiến lược tổng thể về phát triển thị trường tài chính, gắn thị trường tiền tệ với TTCK, trong đó có sự phối hợp tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và UBCKNN. Để thúc đẩy tham gia niêm yết của các công ty chứng khoán trên TTCK không chỉ có vai trò của UBCKNN mà còn có vai trò của các Bộ, ngành, địa phương liên quan dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ.

3.2.1.5 Tăng cường hoạt động công bố thông tin của các công ty chứng khoán

Ngày 19/01/2010, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà vừa ký ban hành Thông tư số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, thay thế thông từ Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007. Theo đó, các công ty chứng khoán khi đã niêm yết cổ phiếu trên SGDCK sẽ phải thực hiê ̣n nghĩa vu ̣ công bố thông tin đồng thời với cả 2 loa ̣i hình: công bố thông tin của công ty đa ̣i chúng niêm yết và công bố thông tin của các công ty chứng khoán. Viê ̣c công bố thông tin này sẽ ta ̣o thuâ ̣n lợi cho các nhà đầu tư cũng như cho thi ̣ trường chứng khoán tính minh ba ̣ch trong viê ̣c nắm bắt các thông tin đầu tư quan tro ̣ng. Để Thông tư hướng dẫn được triển khai thuâ ̣n lơ ̣i, cần sự giám sát chă ̣t chẽ của UBCKNN trong viê ̣c kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở các công ty vi pha ̣m nghĩa vu ̣ báo cáo.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 67 - 72)