Từ phía Chi nhánh

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển – Chi Nhánh Thanh Xuân (Trang 47 - 48)

Chất lượng tín dụng: Tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển – Chi Nhánh

Thanh Xuân, do chưa có phòng thẩm định riêng nên cán bộ tín dụng vẫn phải thực hiện công việc này, do đó các quy trình nghiệp vụ vẫn chưa được chuyên môn hoá, mất thời gian cho công tác thẩm định và công tác giải ngân.

Nội dung thẩm định tuy đã tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn mang nhiều tính hình thức, chưa thực sự khoa học và linh hoạt. Tuy quy trình thẩm định đã được Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triên quy định rõ ràng trong Sổ tay tín dụng, cần tuân thủ những nguyên tắc đó song mỗi dự án đều có những đặc điểm, với những khó khăn và thuận lợi riêng nên công tác thẩm định cần có sự linh hoạt, đối với mỗi dự án thuộc những ngành, nghề khác nhau, do các chủ đầu tư khác nhau thì cần tập trung vào những chỉ tiêu khác biệt để phân tích và đưa ra kết quả thẩm định tốt nhất.

Chi nhánh Thanh Xuân vẫn chưa xây dựng được phương pháp thẩm định cụ thể đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực khác nhau nên đôi khi cán bộ tín dụng tuân thủ cứng nhắc những hướng dẫn chung của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, hoặc đôi khi cán bộ tín dụng tự đưa ra một phương pháp thẩm định riêng vì vậy không thể tránh khỏi sự chủ quan, đôi khi dẫn tới sai lầm trong kết quả thẩm định.

Số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng: Do điều kiện còn hạn chế nên Chi

nhánh chưa thể lập một phòng thẩm định riêng. Vì vậy, công tác thẩm định vẫn do cán bộ tín dụng thực hiện, chính điều này dẫn tới hiệu quả công tác thẩm định chưa được như mong muốn, đôi khi còn chậm, làm cho công tác phê duyệt gặp khó khăn. Cùng với đó, tuy mỗi cán bộ đã được phân công theo dõi một số khách hàng, ở phòng khách hàng 2 trung bình mỗi cán bộ tín dụng quản lý khoảng 10 hồ sơ, nhưng họ vẫn phải thực hiện việc tiếp thị đối với các khách hàng mới nhằm đảm bảo chỉ tiêu của phòng. Vì vậy họ thường không thể chuyên tâm vào việc theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp thuộc phạm vi mà mình phải theo dõi; đôi khi có cán bộ chỉ quan tâm đến các thông tin do doanh nghiệp cung cấp và một phần thông tin do mình tự tìm hiểu nên không tránh khỏi tình trạng thiếu khách quan, điều này cũng một phần do tình trạng trao đổi thông tin giữa các ngân hàng chưa được cập nhật, chất lượng thông tin từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin chưa cao.

Chất lượng cán bộ chưa cao còn thể hiện ở việc đa số các cán bộ tín dụng đều thiếu kiến thức về tin học, về ngoại ngữ, có cán bộ tín dụng có trình độ đại học song trình độ tiếng Anh vẫn còn nhiều hạn chế, nên công tác lập hồ sơ tín dụng còn chậm, đặc biệt đối với những khoản vay của các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với nước ngoài, kinh doanh xuất - nhập khẩu, và thường làm mất nhiều thời gian để thẩm định dự án.

Mặt khác, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa thực sự được quan tâm; phòng kiểm soát, trực thuộc ngân hàng Đầu Tư và Phát Triên Việt Nam, hiện nay đang thiếu cán bộ, khối lượng công việc nhiều; bên cạnh đó có một số cán bộ chỉ kiểm soát trên giấy tờ và qua mạng thông tin nội bộ nên không tránh khỏi sự thiếu khách quan và đôi khi còn gây ra sai sót.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển – Chi Nhánh Thanh Xuân (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w