Chính sách chung áp dụng đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển – Chi Nhánh Thanh Xuân (Trang 29 - 36)

CC Khách hàng xếp hạng hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

2.1.1.2.Chính sách chung áp dụng đối với khách hàng

Khách hàng doanh nghiệp đã, đang và sẽ có quan hệ tín dụng tại BIDV sẽ được BIDV áp dụng tổng thể bốn (4) chính sách sau đây: (1) Chính sách tiếp thị khách hàng; (2) Chính sách về cấp tín dụng; (3) Chính sách về tài sản bảo đảm; (4) Chính sách về định giá.

1. Chính sách tiếp thị khách hàng:

- Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: BIDV xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, không ngừng tăng cường mở rộng để phát triển bền vững mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV với “Chính sách mở rộng, phát triển” nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB và BB: BIDV duy trì tích cực mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV với “Chính sách duy trì” nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng.

b) Khách hàng mới quan hệ tín dụng tại BIDV:

- Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: BIDV xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, thường xuyên quan tâm, tiếp thị khách hàng nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng có mức xếp hạng này.

Các khách hàng có mức xếp hạng này, ngay sau khi có quan hệ với BIDV sẽ được áp dụng toàn diện Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Văn bản này.

- Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB: BIDV xác định chính sách tiếp thị có chọn lọc đối với khách hàng có mức xếp hạng này, phù hợp với định hướng hoạt động tín dụng của BIDV trong từng thời kỳ.

Các khách hàng có mức xếp hạng BBB mới quan hệ tín dụng với BIDV được áp dụng chính sách tương đương với khách hàng xếp hạng BB đã và đang có quan hệ tín dụng tại BIDV trong thời gian thử thách tương đương 01 chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng tối thiểu là 06 tháng. Sau thời gian trên, nếu khách hàng thực hiện vay trả sòng phẳng, tín nhiệm, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng, bảo lãnh thì được BIDV xem xét áp dụng toàn diện chính sách đối với khách hàng xếp hạng BBB tại Văn bản này.

2. Chính sách về cấp tín dụng:

a) Khách hàng được cung cấp các sản phẩm tín dụng hiện có của BIDV phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và của BIDV. Ngoài ra, trên cơ sở

quy định của pháp luật, khách hàng sẽ được BIDV xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.

b) Khách hàng là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí dưới đây thì được BIDV xem xét cấp tín dụng:

- Khách hàng đáp ứng được các điều kiện vay vốn quy định tại Quy chế cho vay đối với khách hàng hiê ̣n hành của BIDV.

- Khách hàng có mức xếp hạng từ BBB trở lên theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV.

Trường hợp, khách hàng có mức xếp hạng BB trở xuống, BIDV chỉ xem xét cấp tín dụng theo hướng giảm dần dư nợ đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại BIDV và xem xét cấp tín dụng có điều kiện đối với khách hàng xếp hạng BB mới quan hệ tín dụng tại BIDV.

- Khách hàng phải có Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm tài chính theo Báo cáo tài chính năm gần nhất đáp ứng một mức nhất định, tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của khách hàng quy định tại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV, cụ thể:

+ Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 5 áp dụng với các ngành: Nhiệt điện; Hoá dầu; Phần mềm; Vận tải hàng không; Sản xuất thiết bị viễn thông và điện gia dụng; Kinh doanh bất động sản giai đoạn đầu tư; Kinh doanh bất động sản giai đoạn thu hồi; Dịch vụ vui chơi giải trí; Kinh doanh khách sạn; Dịch vụ y tế giáo dục công ích.

+ Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 6 áp dụng với các ngành: Chăn nuôi chế biến thức ăn; Chế biến thuỷ hải sản; Sản xuất gia công hàng da giầy, dệt may; Sản xuất thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, thiết bị y tế.

+ Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 7 áp dụng đối với các ngành còn lại.

 Đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty Nhà nước, Công ty nhà nước độc lập hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ không vượt quá 3 lần; trên mức này thì phải báo cáo đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn có hiệu quả. (Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009 của Chính phủ về viê ̣c ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp).

 Một số ngành, khách hàng đặc thù sẽ được hướng dẫn riêng.

- Đối với vay vốn đầu tư dự án, khách hàng phải có vốn chủ sở hữu (bằng tiền và/hoặc hiện vật) tham gia tối thiểu 15% tổng mức đầu tư của dự án, BIDV cung cấp vốn tín dụng tối đa 85% tổng mức đầu tư của dự án. Vốn chủ sở hữu tham gia của khách hàng phải được giải ngân trước và/hoặc đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn của dự án.

3. Chính sách về tài sản bảo đảm:

BIDV xem xét cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản một phần hoặc toàn bộ hoặc không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng.

a) Trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản:

- Khách hàng được BIDV xem xét cấp tín dụng khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm trên số tiền vay, bảo lãnh tại Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cấp bảo lãnh (gọi tắt là Tỷ lệ tài sản bảo đảm) với một tỷ lệ nhất định tuỳ theo mức xếp hạng của khách hàng (Quy định cụ thể tại Điều 7- Chính sách theo nhóm khách hàng):

Tỷ lệ TSBĐ =

Giá trị TSBĐ

Số tiền vay, bảo lãnh tại Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo lãnh

Trường hợp khách hàng chưa đủ tài sản bảo đảm theo quy định, khách hàng phải cam kết lộ trình bổ sung tài sản bảo đảm và được cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng phê duyệt. Trong thời gian bổ sung tài sản, khách hàng phải đảm bảo duy trì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm trên dư nợ, số dư bảo lãnh đã được quy đổi tối thiểu bằng tỷ lệ tài sản bảo đảm theo quy định.

- Quy định xác định giá trị tài sản bảo đảm:

+ Giá trị tài sản bảo đảm để tính Tỷ lệ tài sản bảo đảm của khách hàng được xác định bằng giá trị định giá của tài sản nhân (x) Hệ số giá trị tài sản bảo đảm. Hê ̣ số giá tri ̣ tài sản bảo đảm được quy đi ̣nh tại Quy định giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV.

+ Đối với tài sản hình thành từ vốn vay đã bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh khác của khách hàng, khi xác định giá trị tài sản bảo đảm để bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh mới chỉ chấp nhận các tài sản hình thành từ vốn vay đã hoàn thành và phải trừ (-) phần dư nợ vay còn lại của khoản vay, bảo lãnh đã được bảo đảm bằng tài sản đó.

- Quy định về chuyển đổi số dư bảo lãnh để thực hiện chính sách về tài sản bảo đảm đối với nghĩa vụ bảo lãnh:

+ Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 100% để thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh vay vốn; (2) Bảo lãnh thanh toán; (3) Các khoản xác nhận thư tín dụng, thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán, các khoản chấp nhận thanh toán.

+ Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 30% để thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Thư tín dụng dự phòng ngoài loại thư tín dụng quy định phải tính 100% nêu trên; (2) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; (3) Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; (4) Các loại bảo lãnh khác không thuộc các trường hợp quy đi ̣nh khác ta ̣i Điểm này.

+ Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi 20% là: Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.

+ Các loại bảo lãnh, cam kết không bắt buộc thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh dự thầu; (2) Thư tín dụng có thể hủy ngang; (3) Các cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác.

- Từ 1/1/2011, trường hợp khách hàng có Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu >5 phải đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 100%.

b) Trường hợp cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản.

BIDV xem xét cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng đáp ứng các tiêu chí sau:

- Khách hàng có mức xếp hạng từ AA trở lên. - Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ≤ 2,5.

- Khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, không có nợ gốc vay tại BIDV bị chuyển quá hạn trong thời gian 01 năm gần nhất.

Trường hợp khách hàng (1) vi phạm cam kết đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng, (2) không còn đáp ứng đủ các điều kiện trên, khách hàng phải cam kết bổ sung tài sản bảo đảm theo quy định trong vòng tối đa 03 tháng hoặc cam kết trả nợ trước hạn.

4. Chính sách về định giá:

a) Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay:

- Lãi suất cho vay được hiểu là giá cả của khoản vay và được hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, mức độ rủi ro, chi phí quản lý kinh doanh và mức lợi nhuận dự kiến của ngân hàng.

Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau:(1) Lãi suất bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.

+ Yếu tố rủi ro của khách hàng vay; + Thời hạn cho vay;

+ Tỷ lệ tài sản bảo đảm;

+ Tiền gửi, tiền tiết kiệm và các số dư khác mà BIDV nắm giữ và phí thu được từ các dịch vụ khác;

+ Lãi suất của các ngân hàng cạnh tranh;

+ Các mối quan hệ ngân hàng khác với khách hàng vay; + Mức lãi suất trần theo quy định của pháp luật (nếu có);

Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng.

- Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các yếu tố cần cân nhắc khi tính giá, Chi nhánh tiến hành định giá khoản vay đối với khách hàng. Do hiện tại hệ thống định hạng khoản vay chưa cho phép BIDV tính toán được phần bù rủi ro đối với từng nhóm khách hàng và chưa phân tách, phân bổ được chi phí cho từng mảng kinh doanh khác nhau, nên việc định giá tiền vay trước mắt thực hiê ̣n theo công thức sau:

Lãi suất sàn cho vay = Lãi suất cơ sở + Mức phí (margin) sàn Trong đó:

+ Lãi suất cơ sở (LSCS): là lãi suất tiết kiệm trả sau theo kỳ hạn T  T < 6 tháng: Lãi suất tiết kiệm trả sau kỳ hạn 3 tháng

 6 tháng ≤ T ≤ 12 tháng: Lãi suất tiết kiệm trả sau kỳ hạn 6 tháng  T ≥ 12 tháng (trung, dài hạn): Lãi suất tiết kiệm trả sau kỳ hạn 12 tháng

 Lãi suất tiết kiệm trả sau được chi nhánh niêm yết áp dụng cho dân cư, định chế tài chính hoặc tổ chức kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mức phí (margin) sàn bao gồm 03 cấu phần: (1) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (2) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (3) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.

b) Cơ chế điều hành lãi suất cho vay:

Việc quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng phải căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ, cụ thể như sau:

- Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước: Định kỳ, Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất VND cơ bản để làm cơ sở xác định mức lãi suất cho vay của các Tổ chức tín dụng (hiê ̣n nay, không quá 150% mức lãi suất cơ bản).

- Theo quy định của BIDV: Tuỳ theo tình hình thị trường, BIDV sẽ có thông báo chỉ đạo áp dụng lãi suất sàn cho vay theo từng thời kỳ hoặc điều hành trên cơ sở lãi suất bán vốn FTP cùng kỳ hạn do BIDV quy định.

Trên cơ sở nguyên tắc xác định lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất của Hội sở chính và tình hình cụ thể trên địa bàn, Giám đốc Chi nhánh công bố mức lãi suất cho vay chính thức đối với khách hàng và quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển – Chi Nhánh Thanh Xuân (Trang 29 - 36)