D. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức “Con lắc lò xo” theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
A. Mục tiêu của bà học
a. Kiến thức
- Trong khi học:
+ Đề xuất được phương án chứng minh con lắc đơn dao động điều hòa bằng suy luận lí thuyết và bằng thực nghiệm.
- Sau khi học:
+ Giải thích được tại sao dao động của con lắc đơn là dao động điều hòa
+ Nắm được bản chất của các lực khi tác dụng vào vật khi vật ở VTCB và không phải ở VTCB.
+ Nắm được công thức tính chu kì của con lắc đơn.
+ Nắm được công thức tính thế năng, động năng và cơ năng của con lắc đơn. + Nhận xét được định tính về sự biến thiên động năng và thế năng của con lắc đơn.
b. Kỹ năng
- Trong khi học:
+ Dự đoán được câu trả lời sơ bộ cho vấn đề nhận thức đưa ra.
+ Bảo vệ quan điểm của mình và thảo luận để đi đến kết quả phù hợp.
+ Rèn kỹ năng xây dựng mô hình chứng minh vật dao động điều hòa, kỹ năng kiểm tra giả thuyết bằng thực nghiệm.
- Sau khi học:
+ Biết áp dụng các công thức đã học để giải các bài tập về con lắc đơn.
c. Hình thành và rèn luyện thái độ tình cảm, năng lực nhận thức
- Phát huy tính tích cực cho HS:
+ Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học.
+ Có thái độ tích cực trong nghiên cứu khoa học, có kỹ năng làm việc hợp tác theo nhóm.
+ Rèn luyện tính nghiêm túc trong nghiên cứu, thái độ khách quan, tác phong tỉ mỉ, cẩn thận.
B. Những chuẩn bị về phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết của GV và HS HS
a. Chuẩn bị của GV
- GV chuẩn bị bộ thí nghiệm con lắc đơn.
- Chuẩn bị phần mềm dạy học vật lí để mô tả chuyển động của con lắc đơn. - chuẩn bị phiếu học tập.
b. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập kiến thức về dao động điều hòa và con lắc lò xo.
C. Các câu hỏi cơ bản và kết luận cơ bản tương ứng với từng đơn vị kiến thức cần dạy thức cần dạy