2.1.3.1. Kiến thức
Nội dung kiến thức cơ bản của chương có thể chia thành 6 phần: dao động điều hòa và các đại lượng đặc trưng, con lắc lò xo, con lắc đơn, tổng hợp dao động, năng lượng trong dao động điều hòa, các loại dao động khác(tắt dần,
duy trì, cưỡng bức). Khi xác định mục tiêu cần chỉ rõ nội dung kiến thức và các cấp độ nhận thức đạt được.
Bảng ma trận về mối liên hệ giữa nội dung kiến thức và cấp độ nhận thức
Trình độ nhận thức Nội dung kiến thức Nhận biết Hiểu Vận dụng Dao động điều hòa
- Nêu được định nghĩa dao động, dao động tuần hoàn, điều hòa. Nêu được định nghĩa các đại lượng đặc trưng: chu kỳ, tần số, tần số góc, biên độ, pha ban đầu của dao động điều hòa.
Viết được công thức liên hệ giữa chu kỳ, tần số, tần số góc của dao động điều hòa.
Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ vecto quay. Nêu được mối liên hệ
Hiểu dao động điều hòa có quỹ động thẳng hoặc coi là thẳng nhưng đó là chuyển động thẳng biến đổi không đều vì gia tốc thay đổi theo thời gian. Hiểu đối với vật dao động điều hòa có li độ, vận tốc, gia tốc của vật biến thiên điều hòa có cùng tần số nhưng biên độ, pha khác nhau.
Hiểu pha ban đầu của vật dao động điều hòa phụ thuộc cách kích thích dao động.
Áp dụng được mối liên
Biết cách tính được các đại lượng đặc trưng và chu kì dao động. Vận dụng liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa để tính một số đại lượng.
giữa chuyển động tròn dều và dao động điều hòa.
hệ giữa chu kỳ, tần số, tần số góc.
Biết cách vẽ hình biểu diễn được dao động điều hòa bằng vectơ.
Con lắc lò xo - Biết cấu tạo con lắc lò xo.
- Viết được phương trình động lực học, nghiệm, chu kì, tần số dao động.
- Hiểu lực kéo về gây dao động điều hòa biến thiên tương tự li độ.
- Hiểu chu kì chỉ phụ thuộc 2 đặc trưng của hệ là m, k
- Hiểu con lắc lò xo nằm ngang lực đàn hồi trùng với lực kéo về, còn con lắc đứng hai lực đó khác nhau.
- Tính được chu kì, tần số của con lắc lò xo.
- Tính được li độ, vận tốc, gia tốc tại một thời điểm cho trước. - Biết cách lập phương trình dao động của con lắc lò xo nằm ngang thẳng đứng. - Biết cách tính các đại lượng đặc trưng và chu kì dao của con lắc lò xo.
- Biết tính hợp lực tác dụng vào quả cầu và lực đàn hồi của lò xo.
Con lắc đơn - Biết được cấu tạo con lắc đơn
- Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc
- Hiểu con lắc đơn chỉ dao động dao động điều hòa với biên độ góc bé. Con lắc đơn hoặc con lắc vật lí có thể ứng dụng để ứng dụng để xác định gia
-Viết được
phương trình dao động của con lắc đơn theo điều kiện ban đầu. - Biết vận dụng
đơn.
- Viết được công thức tính chu kỳ dao động của con lắc đơn.
tốc trọng trường - Tính chu kì, tần số của con lắc đơn. công thức tính chu kì, tần số của con lắc đơn. - Vận dụng công thức tính vận tốc quả cầu, lực căng dây của con lắc đơn.
Tổng hợp dao động
- Biết tổng hợp của hai dao động điều hòa là một dao động điều hòa. - Biết tổng hợp dao động được thực hiện bằng phương pháp giản đồ Fre-nen.
- Viết được công thức tính biên độ, pha ban đầu của dao động tổng hợp, công thức độ lệch pha.
- Hiểu được phương pháp giản đồ Fre-nen.
- Hiểu được vùng giá trị của biên độ tổng hợp. - Hiểu được biên độ dao động tổng hợp phụ thuộc độ lệch pha của hai dao động thành phần. - Biết cách biểu diễn các dao động bằng giản đồ véc tơ quay, tổng hợp dao động. - Biết cách tính biên độ, pha ban đầu của dao động tổn hợp tính các đại lượng trong các công thức.
Năng lượng trong dao động điều hòa
- Biết cơ năng con lắc lò xo, con lắc đơn bảo toàn khi bỏ qua ma sát, còn động năng và thế năng chuyển hóa cho nhau và biến thiên tuần hoàn với chu kì của li
- Hiểu cơ năng của con lắc phụ thuộc điều kiện ban đầu.
- Hiểu cơ năng con lắc lò xo không phụ thuộc vào khối lượng quả cầu, còn cơ năng con lắc đơn phụ
- Vận dụng biểu thức động năng, thế năng và cơ năng, định luật bảo toàn cơ năng tính một số đại lượng như li độ,
2.1.3.2. Kỹ năng
độ
- Viết được công thức tính động năng, thế năng, cơ năng của con lức đơn và con lắc lò xo.
thuộc khối lượng quả cầu. - Hiểu tại sao cơ năng con lắc đơn khi dao động bé có thể tính theo công thức khác trường hợp dao động với biên độ góc lớn. vận tốc, biên độ... Các loại dao động khác (tắt dần, duy trì, cưỡng bức) - Định nghĩa dao động tắt dần, duy trì, cưỡng bức.
- Hiểu nguyên nhân làm dao động tắt dần.
- Hiểu một số ứng dụng dao động tắt dần: giảm sóc...
- Hiểu dao động duy trì được bù năng lượng nên năng lượng dao động không giảm.
- Hiểu cộng hưởng chỉ xảy ra ở dao động cưỡng bức.
- Hiểu biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc lực cản môi trường, biên độ lực cưỡng bức, quan hệ giữa tần số riêng và tần số lực cưỡng bức. - Vận dụng dao động tắt dần. - Vận dụng điều kiện cộng hưởng f = f0
Song song với việc hình thành và nắm vững kiến thức cơ bẳn trong chương Dao động cơ, học sinh cần rèn luyện những kỹ năng cơ bản sau: - Kỹ năng đổi đơn vị độ dài, khối lượng, đơn vị đo góc.
- Kỹ năng vận dụng các kiến thức toán học như lũy thừa, đạo hàm, phương trình lượng giác, hệ thức lượng trong tam giác, tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, công thức gần đúng.
- Kĩ năng phân tích được hiện tượng vật lý nêu ra trong bài tập và nhận được mối liên hệ giữa các đại lượng đề cập trong điều kiện, hiện tượng , từ đó lựa chọn được công thức liên hệ giữa các đại lượng đã cho với đại lượng xác định, nhằm tìm ra chu kì, tần số , pha ban đầu, biên độ dao động, li độ, vận tốc, gia tốc, quãng đường, thời gian vật dao động điều hòa đi được.
- Kĩ năng vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để tính động năng, thế năng và một đại lượng khác.
- Kĩ năng vận dụng mối liên hệ giữa chuyển động tròn đều và chuyển động điều hòa để tính thời gian, quãng đường đi được...của vật dao động điều hòa. - Kĩ năng tìm phương trình tổng hợp giao động của công thức cũng như giản đồ Fre-nen trong những trường hợp đặc biệt.
- Kỹ năng phân biệt các loại dao động tuần hoàn, điều hòa, tự do, tắt dần, cưỡng bức, duy trì.
- Kỹ năng thực hành ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.
- Giải thích môt số hiện tượng trong đời sống khoa học kỹ thuật liên quan tới cộng hưởng.
2.1.3.3. Thái độ
+ Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học.
+ Có thái độ tích cực trong nghiên cứu khoa học, có kỹ năng làm việc hợp tác theo nhóm.
+ Rèn luyện tính nghiêm túc trong nghiên cứu, thái độ khách quan, tác phong tỉ mỉ, cẩn thận.