KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Thiết kế, tổ chức dạy học chương dao động cơ theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh lớp 12 T (Trang 112 - 114)

- Mức độ tích cực của HS tham gia vào hoạt động xây dựng kiến thức không rõ rệt Số lượng câu hỏi của GV đưa ra để HS trả lời xây dựng bài không

KẾT LUẬN CHUNG

Thực hiện mục đích của luận văn, đối chiếu với các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:

- Trên cơ sở làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc xây dựng tình huống học tập và định hướng hành động nhận thức tích cực của HS theo tiến trình thiết kế tri thức khoa học, luận văn đã khẳng định có thể thiết kế được tiến trình hoạt động dạy học kiến thức vật lí cụ thể theo các pha phù hợp với chu trình sáng tạo khoa học. Quá trình dạy học vật lí thực chất là quá trình giáo viên tổ chức các tình huống học tập và định hướng hành động học của học sinh. Trong quá trình đó giáo viên đóng vai trò chủ thể hoạt động dạy, học sinh thực sự trở thành chủ thể của hoạt động học (Tích cực, tự lực tham gia giả quyết vấn đề xây dựng kiến thức).

- Tiến hành điều tra tại một số trường THPT thuộc tỉnh Phú Thọ về tình hình dạy học chương “Dao động cơ” để thấy được thực trạng sự khó khăn, lúng túng trong việc dạy học kiến thức của chương, từ đó có những nghiên cứu cụ thể cho việc đổi mới PPDH các kiến thức dao động cơ.

- Vận dụng tiến trình dạy học đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành thiết kế, xây dựng được tiến trình dạy học với hai bài học cụ thể là “Con lắc lò xo” và “Con lắc đơn”.

- Vận dụng tiến trình dạy học giải quyết vấn đề bằng con đường suy luận lí thuyết, và việc tổ chức lớp học linh hoạt, chúng tôi tiến hành hoạt động dạy học trên hai lớp thực nghiệm và đã thu được những kết quả tích cực khi HS đã phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của mình hơn các em HS lớp đối chứng.

Các kết quả trên đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài: Nếu thiết lập được tiến trình dạy học kiến thức chương "Dao động cơ" _Vật lí 12 THPT và tổ chức hoạt động dạy học tiến trình ấy theo hướng tích

cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thì có thể phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh và do vậy nâng cao được kết quả học tập của họ. Qua quá trình hoàn thành luận văn, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

Cần tạo điều kiện cho GV được chủ động trong việc truyền đạt tri thức mà không bị quản lí chặt chẽ về thời gian, khuyến khích GV mạnh dạn áp dụng các PPDH tích cực trong dạy học để HS có thể tiếp thu kiến thức chủ động, phát huy được năng lực cao nhất của các em.

GV cần tạo thói quen cho HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo và hăng hái tích cực xây dựng kiến thức mới trong mỗi bài học.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết quả khẳng định được vai trò của tiến trình dạy học mà chúng tôi đã soạn thảo trong việc giúp HS hiểu được bản chất vật lí, nắm vững kiến thức của bài học ngay trên lớp, góp phần vào việc phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong học tập. Nhưng do điều kiện và khuôn khổ của luận văn nên việc thực nghiệm sư phạm mới chỉ tiến hành trong giới hạn hẹp, vì vậy việc đánh giá của nó chưa mang tính khái quát cao. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực nghiệm trên diện rộng hơn để hoàn chỉnh tiến trình dạy học của mình để có thể áp dụng cho mọi đối tượng HS và sẽ phát triển đề tài theo hướng đã nghiên cứu cho các nội dung kiến thức khác của chương trình Vật lí THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn vật lí.

Một phần của tài liệu Thiết kế, tổ chức dạy học chương dao động cơ theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh lớp 12 T (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)