Sau khi tìm tổng hợp các ý kiến từ việc điều tra GV và HS chúng tôi thấy được một số vấn đề sau:
1.5.3.1. Về phương pháp tổ chức dạy học chương “Dao động cơ”
- Khi tổ chức dạy một bài học trong chương “Dao động cơ”, các GV thường chỉ vẽ lại hệ dao động của bài học có trong SGK mà không cho học sinh quan sát mô hình cụ thể.
- Trong quá trình dạy học, GV luôn tự xây dựng kiến thức còn HS chỉ đóng vai trò tiếp nhận, ghi nhớ và trả lời những câu hỏi nhỏ, vụn vặt.
- Sau khi rút ra được kết luận từ suy luận lí thuyết, GV không cho HS tự thiết kế mô hình thực nghiệm, làm thí nghiệm hoặc trình chiếu thí nghiệm ảo để cho HS thấy được tính đúng đắn của suy luận lí thuyết.
1.5.3.2. Tình hình hoạt động học tập và những sai lầm của HS khi học chương
"Dao động cơ”
- Đa số HS nhớ kiến thức máy móc, chưa hiểu được bản chất hiện tượng vật lí của bài học do việc tiếp thu kiến thức thụ động.
- Các kiến thức HS có được chỉ dừng lại ở mức độ thấp, các em chỉ áp dụng các kiến thức đã học để giải những bài tập đơn giản. Các em có học lực khá giỏi có thể áp dụng các công thức để giải các dạng toán khó nhưng lại lúng túng khi gặp những câu hỏi đơn giản liên quan đến thực nghiệm.
- HS không được tạo điều kiện để phát huy năng lực sáng tạo cả trong suy luận lí thuyết và trong thực nghiệm.
- Khi học chương “Dao động cơ” HS thường mắc một số sai làm chủ yếu: + Coi gia tốc trong dao động điều hòa là hằng số (Nhầm với chuyển động biến đổi đều ở lớp 10).
+ Coi quãng đường đi được trong thời gian 4
T
luôn bằng A (Không thể lớn hơn hay nhỏ hơn A) mà không chú ý đến vị trí ban đầu của vật dao động điều hòa.
+ Khi làm bài tập, HS thường quên không đổi đơn vị chiều dài, khối lượng về đơn vị thống nhất (như SI) dẫn đến kết quả sai.
1.5.3.3. Nguyên nhân những sai lầm của HS khi học chương "Dao động cơ” và phương hướng khắc phục.
a. Nguyên nhân
- GV chưa lựa chọn được phương pháp dạy học cụ thể để có thể phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
- HS thường không chú ý đến bản chất vật lí của bài học mà chỉ quan tâm đến việc nhớ công thức để làm bài tập.
- HS quên nhiều kiến thức toán học liên quan và khả năng áp dụng các công thức toán học vào môn Vật lí còn hạn chế.
b. Đề xuất phương án khắc phục
- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và GV về đổi mới PPDH. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào nhận thức về bản chất của D&HTC và chú trọng đến việc hình thành kĩ năng áp dụng D&HTC.
- GV cần áp dụng các PPDH mới để thể thiết kế, tổ chức dạy học chương “Dao động cơ” nhằm giúp HS phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động nhận thức của họ.
- HS cần tạo thói quen hiểu được bản chất vất lí của bài học và thường xuyên ôn lại kiến thức cũ.