+ Yếu tố di truyền
Loài, giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh cũng khác nhau. Kỹ thuật nhân giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu cho giao phối đồng huyết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
+ Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng của đàn bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu trong khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Nếu khẩu phần thiếu protein, phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì đây là nguyên liêu cơ bản để hình thành tinh trùng. Nếu thiếu các vitamin, đặc biệt là vitamin A, E sẽ làm cho cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, ảnh hưởng xấu đến năng sinh tinh và các hoạt động sinh dục, làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
Khẩu phần cần phải cân bằng các chất dinh dưỡng, nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng giữa các axit amin, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau.
+ Điều kiện ngoại cảnh
Điều kiện ngoại cảnh mà cụ thể là tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm, sự thông thoáng và chế độ chiếu sáng) là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh. Tỷ lệ thụ tinh của chim thường cao vào mùa xuân và mùa thu, giảm vào mùa hè, nhất là vào những ngày nắng nóng. Khi độ ẩm chuồng nuôi quá cao, thường làm lớp độn chuồng ẩm ướt, chim trống rất dễ mắc bệnh ở chân, làm tỷ lệ thụ tinh giảm thấp. Mặt khác, độ ẩm cao sẽ làm chim dễ mắc các bệnh đường ruột. Chuồng thông thoáng kém, hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi tăng lên, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
+ Tuổi
Tuổi chim có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ thụ tinh. Mỗi loài có một tuổi đẻ “sung sức” khác nhau.
+ Tỷ lệ giữa con trống và con mái. Để có tỷ lệ thụ tinh cao, cần có tỷ lệ trống/mái thích hợp, bồ câu: 1/1; chim cút:1/2- 2,5
3.2.2. Tỷ lệ nở