Tương (Glycine max)

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 75 - 77)

Hàm lượng protein thô trong đỗ tương dao động từ 30 - 38%. Methionin là axit amin hạn chế nhất sau đó là cystein và treonin; khá giàu lysine là axit amin thiếu nhất trong protein hạt ngũ cốc (ngô, lúa..).

Trong hạt đỗ tương sống có các chất kháng Trypsin và Chymotrypsin làm giảm tỷ lệ tiêu hoá và giá trị sinh học của protein. Do đó trước khi sử dụng làm thức ăn cho chim cần được sử lý nhiệt thích hợp để phân huỷ các chất gây hại làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và tăng giá trị sinh học của protein.

- Khô du

Khô dầu là phụ phẩm của các loại hạt có dầu sau khi đã được ép lấy dầu. Các sản phẩm này bao gồm: khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương, khô dầu hướng dương... Thành phần dinh dưỡng của các loại khô dầu biến động phụ thuộc công nghệ ép dầu và chất lượng của hạt.

Hàm lượng protein thô của khô dầu lạc nhân khoảng 42 - 45%, nếu khô dầu lạc ép cả vỏ thì hàm lượng protein thấp hơn (37 - 38%) nhưng hàm lượng xơ thô cao hơn (18,8%).

Hàm lượng protein thô trong khô đầu đâụ tương từ 40 - 45%; 8,8% xơ thô.

Ngoài khô dầu lạc và khô dầu đậu tương, còn nhiều loại khô dầu khác như khô dầu cải, khô dầu bông, khô dầu lanh, khô dầu dừa v.v... chúng có hàm lượng protein thấp hoặc giá trị sinh học của protein kém hơn, hàm lượng xơ thô cao nên dùng ít hoặc không dùng trong chăn nuôi chim (đặc biệt là thủy cầm).

Các loại khô dầu khi bảo quản dễ bị mốc, nấm mốc của các loại khô dầu thường sản sinh ra các độc tố nấm mốc (Mycotoxin) làm cho chim có thể bị ngộ độc ở mức độ khác nhau tuỳ theo loại độc tố mà nấm mốc sinh ra.

c. Thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật

Gồm bột xương, bột thịt xương, bột cá, bột máu, bột đầu tôm...Hầu hết thức ăn động vật là nguồn protein có chất lượng cao, cân bằng các axit amin không thay thế, các nguyên tố khoáng cần thiết và một số vitamin quan trọng như vitamin B12, A, K, D, E... Tỷ lệ tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn giàu protein động vật rất cao.

- Bt cá

Bột cá là một nguồn cung cấp protein có chất lượng tốt nhất đối với chim. Trong bột cá giàu lysin, methionin và tryptophan. Đó là những loại axit amin thường thiếu nhiều nhất trong khẩu phần ăn chủ yếu là hạt cốc. Hơn nữa, trong bột cá còn có hàm lượng khoáng cao và giầu các loại vitamin. Trong bột cá còn có các " yếu tố chưa xác định được" làm tăng tỷ lệ ấp nở của trứng cũng như sức sinh trưởng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bột cá như

loại cá nguyên liệu, phương pháp chế biến, thời gian bảo quản và điều kiện bảo quản. Hàm lượng protein trong bột cá sản xuất ở nước ta biến động từ 35 - 60%.

Mức sử dụng bột cá trung bình trong thức ăn hỗn hợp là 10% cho chim con, 8% cho chim vỗ béo và 5 - 6% cho chim đẻ.

Khi sử dụng nhiều bột cá trong khẩu phần, thịt và trứng có mùi tanh dầu cá. Vì vậy, để tránh mùi cá trong thịt, người ta thường ngừng cho ăn bột cá 4 tuần trước khi giết mổ hoặc sử dụng mức tối đa bột cá trong khẩu phần là 2,5 - 5%.

Bột cá loại 1 phải đảm bảo hàm lượng protein thô là 60%, hàm lượng lipit dưới 10%, hàm lượng muối ăn dưới 5%.

- Bt tht xương

Thành phần dinh dưỡng của bột thịt xương phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chế biến. Tỷ lệ protein từ 45 -50%, giàu các axit amin, đặc biệt là lysine, methionine, cystine, tryptophane và treonine; giá trị năng lượng trao đổi trong một kg là 2444 - 2660 kcal, khoáng 12 - 35%, lipit trung bình là 9%; bột thịt xương còn rất giàu vitamin B1.

- Bt tht

Bột thịt có màu nâu vàng và có mùi thịt đặc trưng. Trong bột thịt có 55% protein thô, lipit 10%, độ ẩm tối đa 10%.

- Bt tht xương gia cm

Bột thịt xương gia cầm là sản phẩm được chế biến từ phế phụ phẩm sạch của gia cầm giết mổ, như xương, nội tạng và có thể toàn bộ thân thịt gia cầm đã vặt lông. Trong bột gia cầm có 58% protein thô, 11% lipit, 18% khoáng, độ ẩm tối đa 10%. Bột thịt xương gia cầm có màu vàng đến nâu vừa, có mùi gia cầm đặc trưng.

- Bt máu

Hàm lượng protein thô tối thiểu trong bột máu 80%, giàu lysine, tryptophane, tỷ lệ tiêu hóa 95%. Bột máu có màu nâu đỏ, hạt mịn, không hòa tan trong nước.

d.Thức ăn thô xanh

Ngoài các loại thức ăn kể trên, trong chăn nuôi đà điểu còn phải sử dụng thức ăn thô xanh, đó là các loại cỏ tương tự như của loài nhai lại:

Các loại cỏ thuộc họ hòa thảo: cỏ voi (pennisetum pur purenum); cỏ pangola ( digitaria decumbens); cỏ ghine ( pannicum maximum); cỏ lông para (brachiana mutica); cây ngô non (zea mays); cỏ gà ( cyndon dactylon); chè khổng lồ ( trichantera gigantea).

Các loại cỏ thuộc họ đậu: cỏ stylo (stylosanthes); cây kudzu nhiệt đới (pueraria phaseoloides); cây đậu tương dại ( glycine wightiti); cây keo dậu (leucaena leucocephala).

Một số loại rau: bắp cải; rau muống; rau lấp; bèo dâu, bèo lục bình, rau diếp, xà lách...

2.2.2. Qui định sử dụng nguyên liệu thức ăn

a. Qui định kích cỡ hạt khi nghiền thức ăn cho chim

Kích cỡ hạt thức ăn có ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và từ đó ảnh hưởng đến sức sản xuất của chim. Thức ăn nghiền quá mịn không thích hợp trong chăn nuôi chim. Hạt thức ăn lý tưởng cho chim có đường kính từ 0,8 – 0,9 mm. Tuy nhiên, với các thiết bị hiện nay chúng ta chưa thể nghiền được hạt thức ăn đạt kích thước theo ý muốn.

b. Qui định hàm lượng aflatoxin trong thức ăn cho chim

Các loại gia cầm đều có thể bị ngộ độc bởi aflatoxin. Mức độ mẫn cảm với loại độc tố này khác nhau tuỳ theo loại chim.

Theo qui định của Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, Bộ NN&PTNT (2003), hàm lượng aflatoxin tổng số < 50 ppb

c. Giới hạn tỷ lệ sử dụng một số loại thức ăn

Khi sử dụng các loại thức ăn để phối hợp khẩu phần cho chim, cần sử dụng các nguyên liệu thức ăn với một tỷ lệ thích hợp. Mỗi loại thức ăn đều có đặc điểm riêng, cần nắm vững các đặc điểm cần lưu ý khi sử dụng cho mỗi loại chim. Cám gạo có giá trị dinh dưỡng tốt, song tỷ lệ dầu và xơ tương đối cao nên không thể dùng nhiều trong khẩu phần ăn cho chim con. Gluten ngô là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng có mùi hăng, chim không ưa thích mùi vị của nó nên cũng không sử dụng được với tỷ lệ cao v.v…

2.3. CÁC LOẠI THỨC ĂN HỖN HỢP 2.3.1. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và đậm đặc 2.3.1. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và đậm đặc

Trong chăn nuôi chim người ta thường sản xuất các loại thức ăn hỗn hợp theo nhu cầu từng loại chim ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Thức ăn hỗn hợp thường có hai loại là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (dạng viên hay dạng bột) và thức ăn hỗn hợp đậm đặc.

2.3.2. Thức ăn bổ sung

Thức ăn bổ sung là một chất hoặc một hỗn hợp chất bổ sung vào khẩu phần ăn với một liều nhỏ nhưng làm tăng tốc độ sinh trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, phòng một số

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)