CÁC GIỐNG BỒ CÂU 1 Bồ câu nội (bồ câu ta)

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 122 - 123)

- Máng uống tự động đơn giản

6.3. CÁC GIỐNG BỒ CÂU 1 Bồ câu nội (bồ câu ta)

6.3.1. Bồ câu nội (bồ câu ta)

Bồ câu ta có nhiều loại hình khác nhau: nuôi để lấy thịt, đưa thư hoặc để thi bay. Trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến chim bồ câu nôi lấy thịt.

Chim bồ câu nhà có tổ tiên loài chim bồ câu núi màu lam, hiện vẫn còn sống hoang dã ở nhiều trên thế giới. Bồ câu lấy thịt ở nước ta có nhiều màu sắc khác nhau, từ trắng tuyền đến khoang, xám và đen. Loại có màu trắng to hơn loại đen.

Bồ câu ta có tốc độ lớn tương đối nhanh, các cơ bắp phát triển tốt và chóng thành thục, tầm vóc nhỏ, khối lượng cơ thể trung bình 300-400g, chim trống thường to hơn chim mái một chút.

Không nên chọn giống chim có lông ở chân ( vì chúng chậm chạp, dính phân vào lông làm bẩn trứng, chân quá to, vụng về).

Hình 6.9. Chọn chim có đầu vừa phải, mỏ bẹ, chân không có lông

Khả năng sinh sản. Bồ câu ta thường bắt đầu giao phối vào đầu mùa xuân, từ tháng 2, sau đó đẻ đến tận tháng 10, mỗi năm chim đẻ khoảng 5 -6 lứa. Khoảng cách thời gian giữa các lứa tăng dần về cuối vụ. Mỗi lứa chim thường đẻ 2 trứng, cách nhau khoảng 36 giờ và ấp nở ra 2 con, một trống và một mái, cũng có khi nở ra cả hai trống hoặc hai mái. Khoảng cách 2 lứa đẻ bình quân 40-50 ngày. Ở miền Bắc, chim chỉ đẻ 5 - 6 lứa, nhưng ở miền Nam, chim có thể đẻ đến 6-7 lứa do không có mùa đông.

Người ta thường cho bồ câu phối giống đồng huyết, ghép đôi ngay chính anh chị em của chúng nhưng tác hại không nhiều.

Nuôi công nghiệp, người nuôi có thể chủ động ghép đôi cho chúng để tránh đồng huyết. Việc chủ động ghép đôi có thể thành công đến 90%.

Bồ câu còn non rất khó phân biệt trống mái. Khi chim lớn thì phân biệt được dễ dàng hơn. Chim trống thường lớn hơn chim mái, mình đẫy đà, đầu to và chân cũng to hơn con mái. Chim trống hay gù và thích đùa giỡn với con mái. Chim bồ câu thường đi đôi ngay cả khi bay đi kiếm mồi hay về chuồng. Khi ấp trứng, một con ấp còn một con bay đi kiếm mồi. Trứng bồ câu có vỏ màu sáng trắng, khối lượng trứng trung bình 16-18g. Sau khi đẻ hai trứng chim sẽ đòi ấp, cũng có trường hợp mới đẻ một trứng chim đã nằm ấp. Trong trường hợp này, chim con nở ra không đồng thời, có thể chênh lệch 1 đến 2 ngày. Khi ấp lứa đầu tiên chim bố mẹ còn vụng, nhưng từ lứa thứ hai trở đi, chúng ấp tốt và tỉ lệ nở cao hơn. Sau khi ấp 17 ngày thì trứng nở.

Bồ câu thay lông dần từng bộ phận. Lông cánh sơ cấp thay lần lượt từ trong ra ngoài, lông cánh thứ cấp thay hai lông phía ngoài và thay dần vào giữa. Khi thay lông cánh, bồ câu vẫn bay bình thường vì chúng thay lần lượt. Lông đầu và cổ thay nhanh rồi đến lông mình và lông hai bên sườn. Bồ câu mái và trống đều thay lông như nhau. Bồ câu non một tháng tuổi bắt đầu thay lông, do đó những con nở sớm sẽ kịp thay lông vào trước mùa rét.

Khả năng sinh trưởng của bồ câu mới nở

Chim bồ câu mới nở chưa mở mắt, ít lông và không có khả năng tự mổ thức ăn như gà, vịt. Chim trống và mái thay nhau mớm mồi cho chim non. Hai tuần lễ đầu tiên, chim non lớn rất nhanh. Sau một tháng chim đã mọc lông hoàn chỉnh, chim dần dần tập bay, có thể bán thịt khi chim 25-30 ngày tuổi.

Bảng 6.1.Tăng trọng của chim bồ câu ta sau khi nở

Ngày tuổi Khối lượng (g) 0 16 6 105 12 215 18 278 24 334 30 351

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)