Hệ nội tiết

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 42 - 48)

1- Cơ ngực nông; 2 Cơ ngực sâu; 3 Cơ đ ùi; 4 Cơ cẳng chân

1.2.8. Hệ nội tiết

Hocmon của tuyến yên tác dụng lên hoạt động của hầu hết tất cả các tuyến nội tiết khác và có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển của cơ thể và hoạt động bình thường của chim.

Adenohipofis (thuỳ trước tuyến yên) sản xuất 6 hocmon: tireostimulin, ACTH (Adreno - Cortico - Trophin - Hocmon), Gonadostimulin (foliculostimulin - FSH, luteinostimulin - LH và prolactin), Somatotropin (hocmon phát triển). Tuyến yên thần kinh tiết ra 2 hocmon: oxitoxin và hocmon chống lợi tiểu (ADH). Hocmon của thuỳ trước và thuỳ sau tuyến yên là những protein thuộc nhóm polipetit và glucoproteit. Tireostimulin (hocmon kích tố giáp - TTH) được các tế bào ưa bazơ của tuyến yên tạo nên và là glucoproteit. TTH điều khiển chức năng hoạt động của tuyến giáp. Sau khi cắt tuyến yên của chim trưởng thành thì tế bào tuyến giáp bị teo và sản phẩm của nó là tiroxin bị giảm mạnh, trao đổi protein bị giảm sút. Nếu chim đã bị cắt

tuyến yên mà đưa TTH vào thì chức năng nội tiết của tuyến giáp dần dần được hồi phục. Việc thừa TTH sẽ dẫn tới phì đại tuyến giáp. TTH tác động lên tuyến giáp là chủ yếu vì nó làm tăng hoạt tính chuyển hoá tế bào, đốc thúc sự bài tiết hocmon từ tuyến này, tăng tính thấm của màng tế bào với iot - một nguyên tố rất cần cho việc tạo nên hocmon của tuyến giáp. TTH dần dần mất hoạt tính khi tác dụng lên tuyến giáp. Hoạt động hocmon của tuyến giáp bị ức chế khi thừa iot trong cơ thể.

TTH được tiết ra liên tục với một lượng nhỏ trong điều kiện chăn nuôi chim bình thường. Mức độ sản xuất nó của tuyến yên phụ thuộc vào nồng độ hocmon tuyến giáp trong máu. Nếu hocmon này ít thì thuỳ trước tuyến yên tăng tiết TTH, và như vậy sẽ kích thích hoạt động của tuyến giáp. Việc thừa hocmon tuyến giáp sẽ ức chế việc tiết TTH của thuỳ trước tuyến yên. Mối liên hệ của tuyến yên với tuyến giáp được hình thành theo nguyên tắc quan hệ ngược chiều. Vùng dưới đồi thị đóng vai trò lớn trong việc điều khiển chức năng chính thuỳ trước tuyến yên. Sau khi phá huỷ tế bào thần kinh ở các vùng tương ứng của phần trước và dưới đồi thị thì việc tạo TTH bị ức chế. Việc giảm nhiệt độ môi trường xung quanh kích thích chức năng kích tố tuyến giáp và tăng hoạt động của tuyến giáp, tăng các quá trình trao đổi và tạo nhiệt, có ý nghĩa bảo vệ cho cơ thể.

ACTH (Adreno-Cortico-Tropin-Hocmon) là polipeptit. ACTH kích thích sinh trưởng và phát triển của tuyến thượng thận và tạo nên hocmon Corticosteroit. Việc điều khiển hoạt động hocmon của tuyến thượng thận đã nhận thấy ở phôi gà 12 - 15 ngày tuổi. ở những phôi đã loại bỏ tuyến yên, có sự teo của tuyến thượng thận. Việc đưa ACTH vào phôi sẽ bảo đảm tăng cường bài tiết corticosteroit và tăng khối lượng của tuyến thượng thận. Nồng độ ACTH cao dẫn tới việc giảm nhanh colesterin và axit ascorbic trong tế bào thượng thận, và nồng độ chúng bị giảm đi nhanh chóng. Như vậy, ngay trong thời kỳ phôi thai, mối liên quan chặt chẽ giữa thuỳ trước tuyến yên và tuyến thượng thận đã được ổn định, cho phép cơ thể thích nghi với những tác động strees từ môi trường bên ngoài và bên trong, và bảo đảm các quá trình phát triển bình thường.

Ở chim trưởng thành, trong các điều kiện nuôi dưỡng bình thường, việc tạo ra ACTH phụ thuộc vào nồng độ corticosteroit trong máu. Sự giảm đi của chúng kích thích việc tạo nên và bài tiết ACTH của thuỳ trước tuyến yên. Việc tăng bài tiết ACTH xảy ra dưới ảnh hưởng của các nhân tố strees (lạnh, nóng, kích thích thần kinh...) gây nên trạng thái căng thẳng trong cơ thể. Khi đó ACTH kích thích sự bài tiết glucocorticoit (corticosteron, hydrocortizon), chúng được gọi là hocmon thích ứng. Vỏ bán cầu não cũng tham gia điều chỉnh việc tạo thành ACTH, điều đó bảo đảm cho việc điều chỉnh nhanh và chính xác hoạt tính hocmon của vỏ thượng thận thông qua vùng dưới đồi và tuyến yên, dưới tác dụng của những tác nhân stress.

Hocmon hướng sinh dục (gonadostimulin) ở chim kiểm soát chức năng hoạt động sinh dục của tuyến yên. Hocmon kích thích nang (FSH) thúc đẩy sự phát triển nang ở buồng trứng của con cái, ở con đực là việc lớn lên của các ống sinh tinh và sự phát triển của tinh trùng trong tinh hoàn. Luteinostimulin (LH) cần thiết để cho những trứng chín thoát ra khỏi nang, tạo ra sự rụng trứng và tạo nên các hocmon sinh dục của buồng trứng. ở con đực, hocmon này kích thích chức năng nội tiết của các tế bào kẽ ở tinh hoàn. Prolactin hay hocmon tạo luteinostimulin điều khiển sự phát triển bản năng ấp trứng ở chim và đẩy mạnh hoạt động của tuyến ngực (ở chim bồ câu) kìm hãm việc tiết FSH và estrogen. Kết quả của chọn lọc định hướng ở một số giống chim đã loại bỏ bản năng ấp của chúng.

Mối liên quan chức năng giữa tuyến yên và các tuyến sinh dục được hình thành ngay ở thời kỳ phôi thai. Sau khi phá huỷ tuyến yên ở phôi chim thì các tuyến sinh dục không phát triển. Cùng với việc trưởng thành sinh dục, vai trò của các hocmon hướng sinh dục thuỳ trước tuyến yên càng tăng. Việc cắt bỏ tuyến yên ở chim trưởng thành dẫn tới sự xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng cho con thiến: ngừng phát triển mào, teo nhỏ các tuyến sinh dục.

Ở chim, việc tiết LH xảy ra 6 - 8 tiếng trước khi rụng trứng. Lượng hocmon hướng sinh dục phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của chim. Ở chim, lượng FSH và LH ít hơn ở chim chưa đẻ. Khi tiêm hocmon vào thì buồng trứng chim trưởng thành phản ứng mạnh hơn (nhất là trước khi trứng rụng) so với chim chưa trưởng thành. Điều này được giải thích là trong các tế bào của tuyến yên trước khi trứng rụng, hocmon hướng sinh dục được tích luỹ; Ở chim ấp, LH nhiều hơn chim đẻ. Nếu đưa chiết suất hocmon gây ấp của thuỳ trước tuyến yên vào cho bồ câu, thì thấy hiện tượng phát triển mạnh biểu mô diều và tạo nên "sữa diều". Có thông báo cho rằng việc thừa LH sẽ làm giảm chức năng của tuyến sinh dục. Việc đưa hocmon này vào chim non gây teo tế bào sinh dục. Việc đưa FSH vào cơ thể chim sẽ trung hoà tác dụng của LH lên tuyến sinh dục. Sự xuất hiện bản năng ấp ở chim mái có thể ngừng nếu đưa estrogen vào.

Chức năng hướng sinh dục của thuỳ trước tuyến yên phụ thuộc vào hàm lượng hocmon sinh dục trong máu. Nếu số lượng chúng bị giảm, thì sản phẩm hocmon hướng sinh dục tăng lên. Việc tăng hàm lượng estrogen trong máu sẽ hạn chế tiết FSH và kích thích việc tạo nên LH. Hocmon sinh dục tác dụng lên thuỳ trước tuyến yên qua vùng dưới đồi. Việc đưa hocmon sinh dục vào cơ thể trong một thời gian dài sẽ làm giảm hoạt tính của tế bào vùng dưới đồi, giảm việc tạo dịch tiết thần kinh của chúng, như vậy sẽ làm ngừng trệ sản xuất hocmon hướng sinh dục. Tóm lại, chức năng hướng sinh dục của thuỳ trước tuyến yên được điều khiển theo nguyên tắc của các mối liên hệ ngược chiều.

Hocmon sinh trưởng hay somatotropin (STH), chưa được nghiên cứu đầy đủ ở chim, có một số tác giả không chấp nhận nó. Dù vậy, sự phụ thuộc giữa sinh trưởng chim với tuyến yên được chứng minh trong thí nghiệm cắt bỏ tuyến yên. Cắt bỏ tuyến yên sẽ làm giảm khối lượng phôi chim, nhưng vẫn giữ được mối tương quan bình thường giữa các phần cơ thể. Trong thời kỳ sau phôi thai, quá trình phát triển xương và các cơ quan nội tạng bị phá huỷ. Người ta cho rằng tác dụng kích thích sinh trưởng của STH được thể hiện với sự có mặt của các hocmon tuyến yên khác.

Hocmon của thuỳ sau tuyến yên (thuỳ thần kinh) - hocmon chống lợi tiểu (ADH) và oxitoxin, là những polipeptit. ADH tăng cường việc hấp thu lại nước qua vách ống thận, như vậy làm giảm việc bài tiết nước tiểu bằng thận và làm tăng tỷ trọng của nó. Thiếu ADH dẫn tới việc đái nhiều, có nghĩa là bài tiết từ cơ thể một lượng nước giải lớn, như vậy sẽ dẫn tới rối loạn trao đổi nước. Ngoài ra, vazopressin còn có tác dụng lên vách mao mạch và động mạch nhỏ, tăng huyết áp máu.

Oxitoxin kích thích sự co bóp các cơ trơn của ống dẫn trứng và ruột. Đưa chiết suất của thuỳ sau tuyến yên vào cơ thể chim sẽ gây nên hiện tượng đẻ trứng sớm.

Ảnh hưởng của hocmon tuyến giáp trạng lên sinh trưởng và phát triển của cơ thể được chứng minh bằng nhiều thí nghiệm với sự cắt bỏ tuyến này. Nếu cắt nó khi còn non, thì sự lớn lên bị ngừng và sự phát triển cơ thể bị chậm lại; ở chim việc dài ra của xương ống bị ngừng lại đột ngột, các quá trình hoá xương của sụn bị phá huỷ, lông không phát triển. Nhiều tác giả cho rằng, những

hocmon này có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển bào thai và việc tăng cường các quá trình sinh hoá trong mô có liên quan với sự phát triển của tuyến này. Tuyến giáp trạng tiết ra 2 hocmon hoạt tính: tiroxin và triotironin. Hai hocmon này được tạo thành trong tế bào nang của tuyến. Trong máu, globulin và anbumin huyết thanh hấp thụ các phân tử hocmon và đưa đến các mô. Việc kết hợp với protit huyết thanh giữ cho hocmon khỏi bị tác dụng phá huỷ của các men trong mô bào. Hocmon tuyến giáp thể hiện tác dụng đặc biệt lên mô, tự nó chuyển hoá và phân giải để giải phóng iot, iot được đưa ra ngoài cùng nước tiểu hoặc lại được sử dụng để tổng hợp hocmon. Hàm lượng iot trong tuyến giáp của chim cao hơn ở các động vật có vú.

Chức năng sinh lý của hocmon tuyến giáp rất đa dạng. Chúng đảm bảo các hoạt động bình thường của quá trình trao đổi chất, sự phát triển và lớn lên của chim. Người ta nhận thấy rằng hocmon tuyến này hoạt hoá men xúc tiến các phản ứng oxi hoá trong tế bào mô. Khi giảm chức năng tuyến giáp hoặc cắt bỏ, mức trao đổi cơ bản giảm xuống 50 - 60%, sinh nhiệt giảm, cơ thể hạ nhiệt. Việc tăng hoạt động hocmon của tuyến dẫn tới tăng các quá trình oxi hoá, tăng sự sinh nhiệt và tăng nhiệt độ cơ thể. Việc thay đổi chức năng của tuyến giáp dẫn tới việc rối loạn trao đổi protein, đường, mỡ, nước và muối khoáng. Khi thiểu năng tuyến giáp thì giảm sự phân giải protein, làm chậm quá trình oxi hoá đường, giảm hàm lượng lipaza và việc tạo ra cholesterin, hơi tăng việc tích mỡ trong mô. Hoạt động của tuyến giáp thay đổi theo lứa tuổi, trạng thái sinh lý của cơ thể chim, mùa vụ, loài, giống…

Lượng tiroxin trong máu tăng ở thời kỳ phát triển mạnh của chim non, thời kỳ thay lông thứ nhất. Ở chim đẻ cao sản, lượng tiroxin trong máu cao so với chim thấp sản. Việc tăng tiết tiroxin ở chim lai cao hơn so với các dòng thuần. Khi tuổi tăng lên, chức năng kích thích của tuyến này giảm.

Người ta nhận thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa chức năng điều tiết hocmon của tuyến giáp với hoạt động của các tuyến sinh dục. Sau khi cắt bỏ tuyến giáp chim trống, người ta nhận thấy tinh hoàn bị bé đi và quá trình tạo tinh bị ức chế. Khi tiêm tiroxin sẽ gây nên sự tăng tuyến sinh dục. Nếu đưa một lượng nhỏ hocmon này vào chim mái thì sẽ tăng độ chín của các nang buồng trứng. Liều tiroxin cao sẽ sức chế chức năng buồng trứng, kìm hãm các tế bào trứng chín. Nếu bổ sung nhân tạo các hocmon tuyến giáp vào cơ thể chim thì sẽ gây ra thay lông sớm. Mối liên hệ giữa tuyến giáp và sự thay lông lần đầu tiên đã được xem xét trong thí nghiệm cho chim ăn tuyến giáp tươi hoặc khô. Hiệu quả tăng chức năng tuyến giáp không xuất hiện ngay, thay lông nhân tạo xảy ra sau 7 - 10 ngày, mạnh mẽ trong khoảng 5 - 10 ngày tiếp theo. Lượng hocmon của tuyến giáp cần để tạo ra thay lông phụ thuộc vào mùa trong năm. Người ta nhận thấy ở gà bị cắt bỏ tuyến giáp, sự thay lông tự nhiên bị ngừng lại trong một thời gian dài. Thay lông xuất hiện trong thời gian nhất định trong năm trùng với thay đổi chức năng của tuyến giáp theo mùa.

Ảnh hưởng strees mạnh lên chim (rút ngắn nhanh ngày chiếu sáng, không cho ăn) cũng gây ra thay lông sớm. Khi đó khối lượng và hoạt tính hocmon đều tăng.

Điều khiển chức năng tuyến giáp: ngoài tuyến yên và vùng dưới đồi, còn có cấu trúc lưới và những vùng cấp cao của hệ thần kinh trung ương.

Hoạt tính của tuyến giáp tăng khi nhiệt độ không khí thấp và chuyển chim từ ngày ánh sáng dài sang ngắn. Sự thay đổi quá trình trao đổi chất trong cơ thể khi có tác dụng của những nhân tố stress chính là sự thích nghi và được thực hiện dưới ảnh hưởng của hocmon tuyến giáp. Hoạt động của tuyến giáp cũng phụ thuộc vào hoạt tính chức năng của vỏ thượng thận, tuyến sinh dục và các tuyến nội tiết.

Tuyến cận giáp.

Chức năng chủ yếu của tuyến cận giáp là điều hoà trao đổi canxi và photpho trong cơ thể. Sau khi cắt bỏ tuyến cận giáp, nồng độ photpho tăng nhanh. Thừa parathocmon làm tăng mức canxi trong máu do huy động nó từ xương, mức photpho trong huyết thanh máu giảm xuống. Parathocmon làm giảm nhanh tái hấp thu muối photpho ở thận, và với một lượng lớn chúng được bài tiết cùng nước tiểu, đồng thời tăng bài tiết canxi. Cường năng tuyến cận giáp dẫn tới việc mất nhiều muối khoáng của cơ thể, các xương mỏng và trở nên giòn.

Parathocmon chỉ gây ảnh hưởng tới dạng ion của canxi và photpho, tác dụng của nó không lan rộng đến các muối liên kết với protein ở trong mô, dịch của cơ thể.

Tuyến thượng thận của chim là một khối rắn chắc hình tròn hay hơi dài, màu vàng hoặc nâu đậm, nằm phía trước và hơi thấp ở đầu trên của thận trái và phải.

Vỏ thượng thận tiết ra 2 hocmon: mineralococticoit và glucococticoit. Việc tạo ra chúng bắt đầu từ ngày thứ 11 - 12 khi ấp, khi lượng colesterin và axit ascocbic mà từ chúng tạo nên hocmon cocticoit, tăng nhanh. Ở chim non và trưởng thành, hocmon vỏ thượng thận là steroit. Chúng được chia thành 3 nhóm: glucococticoit, mineralococticoit và hocmon sinh dục (andrensteroit).

Nhóm glucococticoit có cocticosteron, hidrococtizon và coctizon. Tất cả chúng tác dụng lên trao đổi gluxit, protein và lipit. Glucococticoit tăng hàm lượng gluxit trong máu, kích thích quá trình tạo glucoza, đồng thời ức chế việc phân huỷ glucoza, thúc đẩy việc tạo nên glycogen ở gan. Glucococticoit thúc đẩy việc phân huỷ protein và thải nitơ ra khỏi cơ thể, hoạt hoá các tuyến của đường tiêu hoá, kích thích bài tiết axit clohidric, pepsinogen và tripsinogen. Dưới tác dụng của coctizon, hàm lượng lipit trong máu tăng một cách rõ rệt.

Thừa hocmon này dẫn tới giảm khối lượng mô liên kết, limpho và cơ, thay đổi cấu trúc xương.

Glucococticoit ức chế sự phát triển của các quá trình viêm trong cơ thể khi đáp ứng những kích thích, thương tổn và tác dụng của dị ứng nguyên, tham gia vào điều khiển trao đổi muối - nước.

Nhóm mineralococticoit gồm: aldosteron, desoxicocticosteron và hidrococticosteron. Tác dụng chủ yếu của chúng là điều chỉnh hàm lượng các chất điện giải và nước trong cơ thể; Aldosteron tăng bài tiết canxi và photpho cùng với nước tiểu và giảm bài tiết natri clorua và nước. Deroxicocticosteron cũng có tác dụng tương tự như vậy. Hao hụt natri sẽ xảy ra mạnh khi thiếu mineralococticoit, dẫn tới thay đổi đột ngột môi trường bên trong và có thể gây chết.

Vỏ thượng thận thay đổi phản ứng dưới ảnh hưởng của những kích thích khác nhau bên ngoài và bên trong cơ thể. Cơ quá mệt mỏi, quá lạnh hoặc quá nóng, bất kỳ một sự căng thẳng nào (strees) đều làm tăng bài tiết hocmon adrenococticoit (ACTH) của tuyến yên, dưới ảnh hưởng của nó, vỏ thượng thận đẩy mạnh việc tạo cocticosteroit. Việc rối loạn mối liên hệ thần kinh và nội tiết giữa vùng dưới đồi và tuyến yên sẽ làm ngừng phản ứng lên vỏ thượng thận.

Trong điều kiện nuôi cầm bình thường, việc tiết ACTH từ tuyến yên phụ thuộc vào lượng coctocosteroit trong máu. Việc giảm nồng độ của chúng trong máu sẽ kích thích tuyến yên tiết

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)