Hệ xương – cơ

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 29 - 30)

Hình 1.3. Sơđồ bộ xương chim

1 Xương đầu; 2 Xương cổ; 3 - Cột sống; 4 Xương lưỡi hái; 5 Xương cánh; 6 Xương đùi; 7- Xương cẳng; 8 Xương bàn chân; 9 Xương ngón chân;

Các phần của hệ xương chim tương ứng như các động vật khác. Cánh chim tương ứng với cánh tay và bàn tay ở động vật bậc cao, cẳng chân và ngón chân tương ứng cẳng và ngón

1 2 3 4 5 6 7 9 8

chân ở động vật, xương bàn chân của chim là sự nối tiếp và kéo dài ra từ xương chân của động vật.

Hệ xương chim có kết cấu vững chắc, xốp, nhẹ và khoẻ (cứng). Hệ xương bao gồm xương đầu, xương sống, xương ngực, xương sườn và xương chi. Xương đầu chia thành hai loại là xương sọ và xương mặt. Xương sống chia ra xương sống cổ, xương ngực, xương hông (lưng, khum) và xương đuôi. Bộ xương chiếm khối lượng 7-8% khối lượng cơ thể. Số lượng các đốt sống ở các loại gia cầm trên bảng 1.1 .

Xương ngực (xương lưỡi hái) ở chim phát triển mạnh. Phần xương này là nơi bám vào của những cơ có giá trị quí- cơ ngực. Đà điểu không có xương này vì chúng không phải là chim bay mà là chim chạy.

Bộ xương của chim mái còn là nơi dự trữ khoáng để tạo vỏ trứng. Trong những xương dài có nhiều gai xốp trong tuỷ xương. Khi hoạt động sinh dục mạnh, các gai này phát triển và chứa đầy Ca, dự trữ cho quá trình tạo vỏ trứng. Khi thức ăn nghèo Ca, chim mái sẽ huy động đến 40 % Ca từ xương khi đẻ ra 6 quả trứng đầu tiên.

1.2.4. Hệ cơ

Hình 1.4. Sơđồ hệ cơ chim

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)