Tiêm phòng, dùng kháng sinh và điều trị kịp thờ

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 139 - 140)

- Máng uống tự động đơn giản

1 n¨m lµm æ S÷a bÇu diÒu

6.6.2. Tiêm phòng, dùng kháng sinh và điều trị kịp thờ

Là một biện pháp hết sức hữu hiệu tạo ra sự miễn dịch chủ động cho chim bồ câu. Cần tiêm phòng các bệnh đậu, newcatle…, định kỳ cho uống thuốc kháng sinh, phòng bệnh đường tiêu hóa, tẩy ký sinh trùng (nội, ngoại) cho chim... nếu làm đúng quy trình thì đàn chim sẽ khỏe mạnh, lớn nhanh, chất lượng thịt cao.

Chương VII

K THUT NUÔI CHIM CÚT

Nghề nuôi chim cút ở nước ta chỉ xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng phong trào nuôi chim cút phát triển rất nhanh, do thịt và trứng chim cút ngon, được thị trường ưa chuộng. Nghề nuôi chim cút có nhiều ưu việt: nhanh thu hoạch (chim thịt chỉ nuôi trong 40- 45 ngày, chim mái chỉ 45 ngày đã đẻ trứng).Hiệu quả chăn nuôi cao, về mặt sinh học, không có loài gia cầm nào có năng suất đẻ trứng cao như chim cút: khi vào đẻ lúc 40 ngày tuổi, chim mái mới chỉ nặng 110 - 120 g, nhưng đẻ trứng nặng 10 - 12g (bằng 1/10 khối lượng cơ

thể), tỷ lệ này ở gà là 1/30, ởđà điểu là 1/100. Tiêu tốn 2 g thức ăn /1 g trứng (ở gà chỉ tiêu này là 2,5 g). Chim cút đẻ nhiều trứng, dễ nuôi và ít bệnh tật hơn gà, yêu cầu chuồng trại lại rất đơn giản, đầu tư ban đầu ít tốn kém nên được nhiều hộ nông dân quan tâm. Đến nay, các hộ chăn nuôi chim cút đã cung cấp cho thị trường một số lượng thực phẩm đáng kể.

7.1. PHƯƠNG THỨC NUÔI CHIM CÚT

Khác với các loài gia cầm như gà, vịt, bồ câu… người ta có thể nuôi thâm canh, bán thâm canh hay quảng canh. Chim cút, do đã được thuần hóa cao độ, chim đã mất hết bản năng tự kiếm mồi và ấp trứng tự nhiên nên con người chỉ có thể nuôi chúng theo phương thức công nghiệp mà thôi.

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 139 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)