Vitami nC (axit ascorbic)

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 70 - 73)

Vitamin C tham gia quá trình hình thành collagen, chuyển hoá tyrosine và tryptophan, chuyển hoá mỡ và kiểm soát cholesterol, hấp thu và vận chuyển sắt, tăng sức bền thành mạch. Vitamin C còn có vai trò của một chất chống oxy hoá. Gây bệnh scorbus (bệnh hoại huyết), sưng và chảy máu chân răng, yếu xương. Có thể cung cấp vitamin C tổng hợp hay các sản phẩm giàu vitamin C như chanh, bã chanh, cỏ xanh.Vitamin C rất dễ bị phá huỷ khi dự trữ và chế biến.

Cơ thể gia cầm có thể tổng hợp được vitamin C, tuy nhiên bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn đã có tác dụng tốt đến sức khoẻ của chim. Việc bổ sung vitamin C có hiệu quả rõ rệt trong điều kiện stress, đặc biệt là strres nóng ẩm trong mùa hè ở nước ta, khi nhu cầu vitamin C tăng cao nhưng khả năng tổng hợp của cơ thể lại giảm, dẫn đến thiếu vitamin C. Một điểm rất đáng chú ý là khả năng tổng hợp vitamin C của chim kém hiệu quả trong giai đoạn còn non hay đã già.

Bổ sung vitamin C trong giai đoạn chim con có tác dụng làm cho xương chắc hơn còn đối với gà mái đẻ giai đoạn cuối có tác dụng làm tăng chất lượng vỏ trứng và làm giảm tỷ lệ trứng bị dập vỡ.

Vitamin C tăng tổng hợp collagen trong quá trình hình thành xương và ảnh hưởng đến quá trình phát triển đĩa đệm. Chim con được bổ sung vitamin C đã làm tăng lượng collagen và proteoglycan, đây là hai nhân tố quan trọng cho việc hình thành đĩa đệm.

Đối với quá trình hình thành vỏ trứng: đủ vitamin C là nhân tố quan trọng giúp cho quá trình chuyển vitamin D thành dạng hormon hoạt động canxitriol (1,25-(OH)2D3, làm tăng hấp thu Ca ở ruột và làm tăng Ca huyết tương, tạo thuận lợi cho quá trình khoáng hoá của xương cũng như quá trình hình thành vỏ trứng.

Bổ sung vitamin C làm tăng hoạt động của protein liên kết với Ca ở ruột, tăng chuyển hoá Ca, tăng lượng canxitriol trong máu. Khi bổ sụng vitamin C, hiệu quả tổng hợp canxitriol ở chim con là 16,6% tăng dần đến 33,3% ở 20-30 ngày tuổi. Tác dụng của việc bổ sung vitamin C đến sự phát triển của xương trên chim con có hiệu quả đến 5 tuần tuổi, sau 5 tuần tuổi, chim có khả năng tự tổng hợp vitamin C. Ngoài ra, bổ sung vitamin C còn làm cho chim tăng trọng cao hơn.

Đối với chim đẻ trứng giai đoạn cuối, khả năng tổng hợp vitamin C giảm khi già đi, xương sẽ dòn dễ gãy hơn do phải huy động Ca để tạo vỏ trứng. Mặt khác, vỏ trứng mỏng và dễ vỡ hơn vì khả năng huy động Ca từ xương giảm. Do đó, bổ sung vitamin C với lượng 2000 – 3000 ppm trong thức ăn vào giai đoạn cuối của kỳ đẻ trứng đã có tác dụng làm tăng độ dày của vỏ trứng, giảm tỉ lệ trứng bị dập vỡ, tăng khối lượng trứng; tăng Ca huyết tương và hàm lượng khoáng tổng số của xương (Bùi Hữu Đoàn,1999).

Đặc biệt khi bổ sung vitamin C kết hợp với vitamin D ở dạng Canxitriol [1,25-(OH)2D3] cho gà đẻ trứng giai đoạn cuối (sau 50 tuần tuổi) đã làm giảm tỷ lệ trứng dập vỡ và trứng mỏng vỏ hơn là bổ sung đơn lẻ vitamin D hay vitamin C.

Nên bổ sung thêm 100 – 200 ppm vitamin C vào thức ăn của gia cầm, chim con trong 3 tuần tuổi đầu và kỳ đẻ trứng cuối của thời kỳ đẻ trứng. Với các loại chim cầm khác nên bổ sung thêm vitamin C khi có stress nhiệt. Bổ sung vitamin C có tác dụng rất tốt cho chim trống cũng như các loại chim, đà điểu khi vận chuyển, trước khi giết mổ… làm giảm tác hại do stress vận chuyển lên cơ thể và chất lượng thân thịt.

2.1.5 Nhu cầu các chất khoáng

Các chất khoáng giữ một vai trò quan trọng trong cơ thể chim. Nó có mặt trong mọi cơ quan và tổ chức của cơ thể và tham gia nhiều chức năng quan trọng như chức năng tạo hình, tham gia các phản ứng sinh hoá học (trong thành phần nhóm ghép của nhiều enzym, trực tiếp tham gia xúc tác các phản ứng sinh hoá học), ổn định protein ở trạng thái keo trong tế bào mô. Các chất khoáng còn hoạt động như một chất kích thích hay ức chế các hoạt động sinh lý của cơ thể. Tham gia hình thành các muối, hệ thống đệm và duy trì áp suất thẩm thấu của dịch tế bào và của máu. Các chất khoáng được chia làm hai nhóm chính :

- Khoáng đa lượng: được tính theo g/kg hoặc bằng %, gồm Ca, P, Na, Cl, K, S và Mg. - Khoáng vi lượng: được tính bằng mg/kg hay ppm (part per million = phần triệu).

a. Canxi và Photspho (Ca và P)

Ngoài nhiệm vụ chính tham gia cấu trúc bộ xương, Ca và P còn tham gia hình thành vỏ trứng, có mặt trong huyết thanh. P còn có trong thành phần các nucleoproteit và nucleotit. Nếu trong khẩu phần ăn thiếu canxi và photspho sẽ làm chim con còi cọc, chim trưởng thành bị bệnh về xương, chim mái đẻ trứng mỏng vỏ hay hoàn toàn không có vỏ. Tuy nhiên nhu cầu canxi và photspho tuỳ thuộc vào mỗi loại chim khác nhau, hướng sản xuất, lứa tuổi và sức sản xuất. Nếu thừa canxi và photspho thì chúng bị thải ra ngoài, do đó thường làm hoại tử, thoái hoá thận, thậm chí còn làm chim chết. Nếu thừa P sẽ dẫn đến thiếu Ca, đây là một điểm đáng lưu ý khi bổ sung Ca và P trong khẩu phần ăn cho chim.

Trong giai đoạn hậu bị, nhu cầu Ca và P như đối với chim sinh trưởng bình thường. Giai đoạn tiền đẻ trứng có thể cho ăn thức ăn có nhu cầu canxi như giai đoạn hậu bị hoặc tăng lên từ từ. Khi chim đẻ từ 5 – 10% mới được sử dụng nhu cầu canxi và photspho của gia cầm đẻ trứng.

Tỷ lệ Ca:P thích hợp trong khẩu phần 2:1. Khi khẩu phần thiếu Ca và P cần phải bổ sung bằng nguồn thức ăn giàu Ca và P. Khẩu phần của chim thường thiếu Ca. Thức ăn thực vật nghèo Ca và P hơn thức ăn động vật. Trong thức ăn thực vật P phần lớn ở dưới dạng axit phytic (1/2 số lượng P tổng số) rất khó lợi dụng. Chim không có phytase, cho nên không lợi dụng được axit phytic. Vì thế với những khẩu phần của chim, chủ yếu là thức ăn thực vật, thì phải bổ sung thêm P nguồn gốc động vật hay khoáng vật như mono canxi phosphat (15,9% Ca và 24,6% P), dicanxiphosphat (23,35% Ca, 18,21% P), Bột xương (24% Ca, 12% P và 0,64% Mg)...Nguồn cung cấp Ca như bột vỏ sò, hến, mai mực (30-35% Ca); CaCO3 (38% Ca); Bột đá vôi (32% Ca). Nhu cầu của chim sinh sản trong giai đoạn 0 – 20 tuần tuổi từ 1,0 – 1,1% Ca; 0,45% P dễ tiêu; trong giai đoạn đẻ trứng từ 2,5 – 4,0% Ca; 0,45% P dễ tiêu.

b. Natri, kali và clo (Na, K, Cl)

Na+, K+ và Cl- là chất điện giải, khi cơ thể mất nước (do mất máu, ỉa chảy, nôn...) sẽ mất chất điện giải, cân bằng áp suất thẩm thấu giữa trong và ngoài tế bào bị rối loạn, con vật có thể chết. Cl- cần thiết cho việc hình thành HCl trong dạ dày, có tác dụng hoạt hoá pepsinogen thành pepsin để tiêu hoá protein. Na+ và K+ cũng là thành phần của hệ đệm của cơ thể, giúp giữ cân bằng axit-bazơ dịch cơ thể.

Mức NaCl tối thiểu cho chim trong thức ăn là 0,2%, trung bình 0,4%. Chim đẻ trứng giới hạn cho phép không quá 0,8%.

Khẩu phần có hàm lượng NaCl cao sẽ gây độc. Chim nhạy cảm với sự thừa Na và Cl, 14-18g muối ăn mỗi ngày có thể giết chết trong vòng 8-12 giờ. Muối ăn hoà tan trong nước độc hơn cùng số lượng muối trộn vào thức ăn. Nước chứa 0,9% muối đã gây độc, nếu chứa 2% làm cho tất cả chết trong vòng 3 ngày. Bình thường trong khẩu phần ăn của gia cầm và chim, hàm lượng NaCl là 0,3-0,5 % (trừ bồ câu, có nhu cầu muối ăn cao hơn nhiều).

c. Sắt và đồng ( Fe và Cu)

Trong cơ thể, sắt hoạt động là Fe++, chiếm 60-73%, nằm ở hồng cầu, 3-5% tham gia cấu tạo mioglobin trong cơ, 0,1% tham gia cấu tạo men hô hấp trong tế bào; sắt dự trữ: chiếm 20%, dự trữ ở dạng không bền vững trong gan, lách, tủy xương, niêm mạc ruột (ferritin và hemosiderin).

Đồng giữ vai trò sinh lý quan trọng, không yếu tố nào thay thế được đồng trong các yếu tố tham gia cấu tạo máu. Vai trò đặc biệt của đồng là tham gia thúc đẩy tạo huyết, làm cho hồng cầu non mau trưởng thành. Đồng còn tham gia sinh tổng hợp catalase, peroxydase; ức chế hoạt động của phosphatase kiềm, amylase, lipase, pepsin; tăng oxy hóa vitamin C, thúc đẩy tế bào sử dụng vitamin K, E, hoạt hóa insulin và kích thích hoạt động của hormon tuyến yên. Cu tham gia hình thành lông và tham gia tạo sắc tố của lông , do đó thiếu đồng sẽ làm mất màu lông.

Nhu cầu Fe của các loai gia cầm và chim từ 20 - 100 mg/kg thức ăn; nhu cầu Cu từ 3,5 – 8,0mg/kg thức ăn.

d. Kẽm (Zn)

Zn phân bố khắp nơi trong cơ thể và đảm nhiệm nhiều chức năng trong trao đổi chất. Zn là thành phần của nhiều enzym như dehydrogenase, phosphatase, carboxypeptidasa…, Zn có mặt trong thành phần của insulin. Nó có quan hệ với hơn 70 metaloenzym và tham gia hơn 200 phản ứng sinh hóa của cơ thể. Zn còn có mặt trong hệ thống ADN và ARN – polymeraza nên thiếu kẽm sẽ dẫn đến nhiều tổn thương sinh hoá như cản trở quá trình tổng hợp protein,

giảm tổng hợp ADN và ARN dẫn đến giảm quá trình phân bào. Thiếu kẽm còn làm giảm tính thèm ăn, gây tổn thương da, vỏ trứng không bình thường, sinh trưởng kém, lông lưa thưa, xương dài ngắn lại, giảm đẻ trứng, giảm tỷ lệ ấp nở, chim con nở ra bị dị dạng. Nhu cầu Zn trong 1kg thức ăn hỗn hợp tuỳ theo loại chim, dao động trong khoảng 55- 100mg.

e. Mangan ( Mn)

Mn hấp thu ở ruột non, tích lũy ở gan. Mn có mặt ở mọi tổ chức. Mn là thành phần của một số enzym như arginase, glutamintransferase, phosphatase. Mn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, tạo máu, sinh tổng hợp axit nucleic, protein, cholesterol và kháng thể. Thiếu Mn, chim sẽ giảm sinh trưởng, giảm đẻ trứng, bị bệnh perosis (teo sụn dưỡng): khớp chày bàn sưng to và biến dạng, sau khi mắc bệnh một tuần xương ống trệch ra khỏi vị trí, gia cầm bị liệt. Đặc biệt thiếu Mn sẽ làm giảm tỷ lệ ấp nở , tỷ lệ chết phôi tăng cao ở ngày ấp 20 và 21, phôi xuất hiện bệnh micromelia.

Thừa Mn (1000 ppm trong thức ăn) gây độc, làm rối loạn chức năng thần kinh, giảm hemoglobin máu, giảm thu nhận thức ăn, sinh trưởng chậm.

Nhu cầu Mn của các loại chim từ 55 – 100 mg/kg thức ăn hỗn hợp. Khi lượng canxi và photspho trong thức ăn tăng lên thì nhu cầu Mn cũng tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.6. Nhu cầu về nước uống

Nhu cầu nước hàng ngày của chim được cung cấp từ 3 nguồn là nước nội sinh, nước trong thức ăn và nước uống. Nước uống cung cấp hàng ngày cho chim phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, đáp ứng nhu cầu theo lứa tuổi và khả năng sản xuất.

a. Phương pháp tính nhu cầu nước uống

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 70 - 73)