Các yếu tố di truyền cá thể

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 87 - 88)

Có 5 yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của chim là tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học và tính ấp bóng.

Tuổi thành thục sinh dục

Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của chim. Thành thục sớm là một tính trạng mong muốn. Tuy nhiên cần phải chú ý đến khối lượng cơ thể. Tuổi bắt đầu đẻ và kích thước cơ thể có tương quan nghịch. Chọn lọc theo hướng tăng khối lượng quả trứng sẽ làm tăng khối lượng cơ thể chim và tăng tuổi thành thục sinh dục. Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định qua tuổi đẻ quả trứng đầu tiên. Tuổi thành thục sinh dục của một nhóm hoặc một đàn chim được xác định theo tuổi đạt tỷ lệ đẻ trứng là 5%. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục: loài, giống, dòng, hướng sản xuất, mùa vụ nở, thời gian chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc quản lý…

Tuổi thành thục của chim cút là 6 tuần, bồ câu Pháp là 5-6 tháng, bồ câu nội là 6-8 tháng tuổi.

Cường độđẻ trứng

Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng của chim trong một thời gian ngắn. Cường độ đẻ trứng tương quan rất chặt chẽ với sức đẻ trứng một năm. Nhất là cường độ đẻ trứng của 3 - 4 tháng đẻ đầu tiên. Vì vậy, để đánh giá sức đẻ trứng của chim cút, người ta thường kiểm tra cường độ đẻ trứng của 3 - 4 tháng đẻ đầu để có những phán đoán sớm trong công tác chọn giống.

Tính ấp bóng

Tính ấp bóng chính là bản năng ấp trứng tự nhiên, đây là phản xạ không điều kiện nhằm duy trì nòi giống, liên quan đến sức đẻ trứng của chim. Tính ấp có ảnh hưởng đến năng suất trứng, vì khi ấp thì chim nghỉ đẻ. Chọn lọc để loại bỏ bản năng đòi ấp sẽ nâng cao sức đẻ trứng. Hiện nay người ta đã tạo được những đàn chim cút không còn bản năng đòi ấp.

Tính ấp bóng của bồ câu lại cực kỳ quan trọng, vì bồ câu mẹ phải ấp trứng, nuôi con bằng “sữa” nên không thể loại bỏ đặc tính sinh học này của chúng.

Di truyền

Các giống chim cút khác nhau có khả năng đẻ trứng cũng khác nhau. Ví dụ, sản lượng trứng trung bình của chim cút Nhật Bản là 300 – 360 trứng, chim cút Mỹ là 240 – 260 trứng/năm.

- Tuổi chim

Tuổi chim cũng có liên quan đến sản lượng trứng, ở chin cút, sản lượng trứng năm thứ hai giảm 15 -20% nên người ta chỉ nuôi đẻ 1 năm. Bồ câu đẻ theo lứa và tương đối ổn định trong 4-5 năm đầu, sau đó thì bắt đầu giảm xuống.

Căn cứ vào năng suất trứng qua các năm, người ta sử dụng chim cút mái 1 năm; bồ câu 5 năm

Một phần của tài liệu Chăn nuôi bồ câu và chim cút (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)