thời điểm Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực
Trƣớc thời điểm Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực (ngày 01-01-2005), thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế đƣợc quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau nhƣ Bộ luật hàng hải năm 1990, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29-11-1989, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài ngày 17-4-1993, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16- 3-1994, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài ngày 14-9-1995, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11-4-1996, ….
Tại chƣơng XIV (các điều từ 83-86) Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế, tại Điều 83 quy định, ngƣời nƣớc ngoài, pháp nhân nƣớc ngoài có quyền khởi kiện tại các Toà án của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tham gia tố tụng theo quy định của Pháp lệnh này; tại Điều 11 quy định, Toà án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khi có đƣơng sự là ngƣời nƣớc ngoài hoặc là ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài; tại Điều 13 quy định Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Toà án nơi cƣ trú hoặc nơi làm việc của bị đơn, nếu bị đơn là pháp nhân thì Toà án có thẩm quyền là Toà án nơi pháp nhân có trụ sở, trừ trƣờng hợp pháp luật quy định khác (Các đƣơng sự cũng có thể thoả thuận yêu cầu Toà án nơi cƣ trú của nguyên đơn giải quyết), tranh chấp bất động sản do Toà án nơi có bất động sản giải quyết; tại Điều 14 quy định những trƣờng hợp nguyên đơn đƣợc lựa chọn Toà án.
Tại Điều 87 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế, các quy định của Pháp lệnh này cũng đƣợc áp dụng đối với việc giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Việt Nam, nếu một hoặc các bên là cá nhân, pháp nhân nƣớc ngoài, trừ trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác; tại Điều 14 quy định, Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế là Toà án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cƣ trú; trong trƣờng
hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản, thì Toà án nơi có bất động sản giải quyết; tại Điều 15 quy định thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn trong một số trƣờng hợp cụ thể.
Tại Điều 103 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động quy định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế, các quy định của Pháp lệnh này cũng đƣợc áp dụng đối với việc giải quyết các vụ án lao động, các cuộc đình công tại Việt nam có yếu tố nƣớc ngoài, trừ trƣờng hợp Điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác; tại Điều 13 quy định, Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án lao động là Toà án nơi làm việc hoặc nơi cƣ trú của bị đơn, nếu bị đơn là pháp nhân thì Toà án có thẩm quyền là Toà án nơi pháp nhân có trụ sở chính, trừ trƣờng hợp pháp luật quy định khác; các đƣơng sự có quyền thoả thuận việc yêu cầu Toà án nơi làm việc hoặc nơi cƣ trú của nguyên đơn giải quyết vụ án lao động; tại Điều 14 quy định Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn trong một số trƣờng hợp.
Nhƣ vậy, cả ba pháp lệnh trên đều quy định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế bằng quy định dẫn, quy phạm áp dụng tƣơng tự “các quy định của Pháp lệnh này cũng được áp dụng đối với … yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác”. Xuất phát từ việc xác định quyền và trách nhiệm của Nhà nƣớc đối với công dân, pháp nhân của mình trong tố tụng dân sự thông thƣờng – khi xác định thẩm quyền của Tòa án là đƣơng nhiên theo quy định của pháp luật trong nƣớc nên tiêu chí quốc tịch đã không đặt ra. Khi áp dụng tƣơng tự các quy định này đối với việc giải quyết các vụ việc có yếu tố nƣớc ngoài thì tiêu chí để xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam là mối liên quan của vụ việc đối với lãnh thổ Việt Nam nhƣ bị đơn cƣ trú (hoặc nơi pháp nhân có trụ sở) hoặc có nơi làm việc trên lãnh thổ của quốc gia có tòa án, và vật bị
tranh chấp là bất động sản tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam; tiêu chí lựa chọn Tòa án của đƣơng sự để xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam có đặt ra nhƣng đây chỉ là sự lựa chọn của nguyên đơn trong một số trƣờng hợp cụ thể (hoặc các bên đƣơng sự đƣợc thỏa thuận chọn Tòa án nhƣng là chỉ là chọn Tòa án nơi cƣ trú của nguyên đơn) chứ không phải là thẩm quyền của Tòa án dựa trên tiêu chí thỏa thuận chọn Tòa án của các đƣơng sự.
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định về thẩm quyền của Tòa án giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài. Theo đó, tại Điều 7 ghi nhận, các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài, trừ trƣờng hợp Luật này có quy định khác; trong trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này, thì áp dụng quy định của điều ƣớc quốc tế. Tại khoản 3 Điều 102 quy định nhƣ sau, Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nƣớc ngoài, xem xét việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nƣớc ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam; Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cƣ trú của công dân Việt Nam huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cƣ trú ở khu vực biên giới với công dân của nƣớc láng giềng cùng cƣ trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Tại điều 104 quy định: Việc ly hôn giữa công
dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài, giữa ngƣời nƣớc ngoài với nhau thƣờng trú tại Việt Nam đƣợc giải quyết theo quy định của Luật này; Trong trƣờng hợp bên là công dân Việt Nam không thƣờng trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn đƣợc giải quyết theo pháp luật của nƣớc nơi thƣờng trú chung của vợ chồng, nếu họ không có nơi thƣờng trú chung thì theo pháp luật Việt Nam; Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nƣớc ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nƣớc nơi có bất động sản đó và Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nƣớc ngoài đƣợc công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nhƣ vậy, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 thì tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế giải quyết việc ly hôn là quốc tịch của đƣơng sự, bên cạnh đó còn kết hợp cả tiêu chí mối liên quan của vụ việc đối với lãnh thổ Việt Nam đó là giữa những ngƣời nƣớc ngoài với nhau thƣờng trú tại Việt Nam và vật bị tranh chấp là bất động sản tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam.
Bộ luật hàng hải năm 1990 quy định tại các Điều 4 và 242 sự thỏa thuận của các bên đƣơng sự là tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế. Theo đó, các bên tham gia hợp đồng hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nƣớc ngoài, thì có quyền thỏa thuận chọn tòa án ở một trong hai nƣớc hoặc ở một nƣớc thứ ba để giải quyết tranh chấp, hoặc, nếu hợp đồng hàng hải có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nƣớc ngoài, thì các bên tham gia hợp đồng có thể thoả thuận đƣa tranh chấp ra giải quyết trƣớc toà án ở nƣớc ngoài.
Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2000 xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế dựa trên tiêu chí quốc tịch và kết hợp cả tiêu chí sự thỏa thuận của các bên đƣơng sự tại Điều 24, c ác tranh chấp giữa các
bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc giữa các bên liên doanh cũng nhƣ các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trƣớc hết phải đƣợc giải quyết thông qua thƣơng lƣợng, hòa giải; trong trƣờng hợp các bên không hòa giải đƣợc thì vụ tranh chấp đƣợc đƣa ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc Toà án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam; các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh và hợp đồng xây dựng - chuyển giao đƣợc giải quyết theo phƣơng thức do các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng.
Bên cạnh các văn bản pháp luật trong nƣớc nhƣ đã nêu trên, thời kỳ này, Việt Nam còn ký kết các Điều ƣớc quốc tế (cụ thể là các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp) xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong Tƣ pháp quốc tế. Trong các Hiệp định này, tiêu chí chính để xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế là quốc tịch, ngoài ra còn có tiêu chí mối liên quan của vụ việc đối với lãnh thổ, và cũng đã có Hiệp định xác định thẩm quyền của Tòa án dựa trên sự thỏa thuận của các đƣơng sự. Do các Hiệp định này vẫn còn hiệu lực nên sẽ đƣợc đề cập nghiên cứu ở mục 2.3 của Luận văn.
Nhƣ vậy, trƣớc khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực, xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế của pháp luật tố tụng Việt Nam (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động) là áp dụng tƣơng tự các quy tắc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc dân sự thông thƣờng không có yếu tố nƣớc ngoài, tức là phải tuân theo các quy định của pháp luật trong nƣớc của Việt Nam, theo đó, tiêu chí để xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế là mối liên quan của vụ việc đối với lãnh thổ Việt Nam (cụ thể là bị đơn cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam và/hoặc vật bị tranh chấp là bất động sản tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam),
mà thẩm quyền cụ thể là Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật chuyên biệt điều chỉnh một số lĩnh vực của quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài đã có các quy định xác định thẩm quyền của Tòa án dựa trên tiêu chí quốc tịch của đƣơng sự (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1996 (sửa đổi năm 2000)), hay tiêu chí sự thỏa thuận của các bên đƣơng sự (Bộ luật hàng hải năm 1990, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1996 (sửa đổi năm 2000)), hay còn kết hợp cả tiêu chí mối liên quan của vụ việc đối với lãnh thổ Việt Nam đó là giữa những ngƣời nƣớc ngoài với nhau thƣờng trú tại Việt Nam và/hoặc vật bị tranh chấp là bất động sản tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với ủy thác tƣ pháp, công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài (Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài). Những văn bản pháp luật này đã góp phần vào việc giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh, đặt những viên gạch móng đầu tiên cho quá trình hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế sau này. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam thời kỳ này chƣa có các quy định chung xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế, hay tiêu chí nào xác định vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam, vì vậy, nhiều trƣờng hợp Tòa án Việt Nam dành quyền giải quyết mặc dù các bên có thỏa thuận hợp đồng sẽ đƣợc điều chỉnh, giải thích và sẽ có hiệu lực theo luật của nƣớc ngoài, các tranh chấp hoặc bất đồng sẽ đƣợc đệ trình lên Trọng tài và cuối cùng sẽ đƣợc giải quyết theo các quy định của Luật Trọng tài nƣớc ngoài; hay trƣờng hợp Tòa án Việt Nam dành quyền giải quyết chỉ căn cứ trình bày của nguyên đơn đối với tranh chấp hợp
đồng đƣợc thực hiện ở nƣớc ngoài, bị đơn là pháp nhân nƣớc ngoài (địa chỉ do nguyên đơn cung cấp) những trƣờng hợp này xâm phạm quyền tự định đoạt của đƣơng sự hoặc ảnh hƣởng đến việc thực thi của các phán quyết nhƣ 2 ví dụ sau đây minh chứng cho thấy việc ban hành một văn bản pháp luật chung về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong Tƣ pháp quốc tế là thực sự cần thiết.
Ví dụ 1: Tranh chấp giữa nguyên đơn là Công ty TNHH Hyundai Engineering & Construction, có trụ sở tại 140-2 Kyedong, Chongrogu Seoul, Hàn Quốc, với bị đơn là Công ty phát triển du lịch hữu hạn làng Nghi Tàm, có trụ sở tại 1A Nghi Tàm, phƣờng Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội: Ngày 09-11-1995, Công ty TNHH Hyundai Engineering & Construction (gọi tắt là Công ty TNHH Hyundai) và Công ty phát triển du lịch hữu hạn làng Nghi Tàm (gọi tắt là Công ty Nghi Tàm) ký hợp đồng xây dựng công trình Liên Westlake với tổng dự toán đầu tƣ là 36.285.703 USD. Hai bên đều thống nhất để Công ty Chao Tse Ann & Partners làm tƣ vấn thiết kế và Công ty Rider Hunt Levetf làm giám sát khối lƣợng. Hợp đồng này sẽ đƣợc điều chỉnh, giải thích và sẽ có hiệu lực theo luật của Singapore. Cụ thể là các tranh chấp hoặc bất đồng sẽ đƣợc đệ trình lên Trọng tài và cuối cùng sẽ đƣợc giải quyết theo các quy định của Luật Trọng tài (Cáp 10) của Luật Singapore, bản đã sửa đổi năm 1985 bao gồm tất cả các bổ sung sửa đổi về sau cho đạo luật