có Bộ luật tố tụng dân sự.
Tại kỳ họp lần thứ V ngày 15-6-2004, Quốc hội khóa XI đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây gọi là Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004). Bộ luật này thay thế Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài năm 1993, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài năm 1995, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996. Sau khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực, một loạt văn bản pháp luật chuyên biệt điều chỉnh một số lĩnh vực của quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài cũng đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới, đó là Bộ luật hàng hải 2005, Luật đầu tƣ năm 2005, Luật hàng không dân dụng 2006. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã dành cả phần thứ chín quy định về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài và tƣơng trợ tƣ pháp trong tố tụng dân sự (bao gồm các điều từ 405 đến 418) và phần thứ sáu để quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài (bao gồm các điều từ 342 đến 374).
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và một số văn bản pháp luật điều chỉnh một số lĩnh vực riêng biệt của quan hệ dân sự thì Việt Nam xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế nhƣ sau:
(Lưu ý: cần nêu điều luật quy định, căn cứ, đánh giá)