Hoàn chỉnh các tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế (Trang 93 - 104)

Tư pháp quốc tế

Qua việc nghiên cứu pháp luật một số nƣớc và một số Điều ƣớc quốc tế đa phƣơng có quy định xác định thẩm quyền của Tòa án dựa trên tiêu chí quốc tịch, tiêu chí mối liên quan của vụ việc đối với lãnh thổ của quốc gia có tòa án và tiêu chí thỏa thuận chọn tòa án của các đƣơng sự, đối chiếu với pháp luật của Việt Nam, thấy rằng, hiện nay, Việt Nam chƣa có xây dựng đƣợc hoàn chỉnh các tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài, điều này đƣợc thể hiện, 1) Hầu hết đều quy định về việc các bên trong tranh chấp dân sự - thƣơng mại đƣợc thỏa thuận về việc chọn tòa án trong số các loại hình cơ quan giải quyết tranh chấp, mới chỉ có quy định manh nha về việc các bên trong tranh chấp dân sự - thƣơng mại đƣợc thỏa thuận về việc chọn tòa án, ví dụ: Tranh chấp giữa nhà đầu tƣ nƣớc

ngoài với cơ quan quản lý nhà nƣớc Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tƣ trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng đƣợc ký giữa đại diện cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc trong điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên [32, đ. 12]; 2) Nếu áp dụng tƣơng tự quy tắc thẩm quyền đối với vụ việc dân sự thông thƣờng, trong vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài thì mới chỉ có quy định cho phép nguyên đơn (là một bên trong vụ việc) đƣợc lựa chọn tòa án trong một số trƣờng hợp nhất định [7, đ. 36] - đây không phải là thỏa thuận lựa chọn tòa án của các đƣơng sự; 3) Mới chỉ có một số ít các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp giữa Việt Nam với các nƣớc đề cập đến vấn đề thẩm quyền của Tòa án theo thỏa thuận lựa chọn của các bên trong vụ việc tranh chấp, ví dụ: Các vấn đề nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án của bên ký kết nơi bị đơn thƣờng trú hoặc có trụ sở, Tòa án của bên ký kết nơi nguyên đơn thƣờng trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết nếu trên lãnh thổ của nƣớc này có đối tƣợng tranh chấp hoặc tài sản của bị đơn. Các bên giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận với nhau nhằm thay đổi thẩm quyền giải quyết các vấn đề nêu trên [24, đ. 36]. Hay, các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án có thẩm quyền để giải quyết vụ việc [29, đ.50]. Hoặc, Tòa án của các bên ký kết cũng có thẩm quyền giải quyết vụ việc, nếu các bên đƣơng sự có thỏa thuận bằng văn bản [27, đ. 20]

Rõ ràng, pháp luật Việt Nam chƣa khuyến khích các bên thỏa thuận lựa chọn tòa án thích hợp đề giải quyết tranh chấp phát sinh.

Để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nƣớc ta hiện nay đang ngày càng hội nhập sâu rộng với đời sống kinh tế quốc tế, thì cần hoàn thiện pháp luật của Việt Nam xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tếTƣ pháp quốc tế, cụ thể là tiêu chí sự thỏa thuận của các bên đƣơng sự, theo

đó, 1) Nếu các bên trong quan hệ tranh chấp có thỏa thuận về sự lựa chọn tòa án riêng biệt trên cơ sở quy định của các Điều ƣớc quốc tế thì việc xác định thẩm quyền của Tòa án sẽ dựa vào thỏa thuận này; 2) Nếu các đƣơng sự không có thỏa thuận lựa chọn tòa án thì việc xác định thẩm quyền của Tòa án căn cứ vào những quy định chung của các Điều ƣớc quốc tế và pháp luật quốc gia của nƣớc có liên quan đến tranh chấp đó.

2Ký kết hoặc tham gia các Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp

Bên cạnh đó, cũng cần phải xem xét quy định của Bộ luật tố tụng dân sự theo hƣớng:

Về Khoản 2 Điều 352: Khoản 2 Điều 352 quy định về quyền yêu cầu giải thích là khó hiểu và không cần thiết bởi lẽ, khó hiểu vì cụm từ "những điểm chƣa rõ" là những điểm gì (?). Có những điều chƣa rõ ảnh hƣởng tới việc cho (hoặc huỷ) việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của toà án nƣớc ngoài. Có điểm không ảnh hƣởng tới điều đó. Vậy thì, trong trƣờng hợp thứ hai, không cần thiết phải yêu cầu. Nếu cứ quy định nhƣ vậy thì trong thực tế có thể xảy ra việc không rõ bất cứ vấn đề gì theo cách hiểu của các quan toà, việc xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nƣớc ngoài cũng có thể bị kéo dài thêm có thể tới hai tháng. Do vậy, trong trƣờng hợp này, cần quy định là "những điểm chƣa rõ liên quan các điều kiện quyết định tới việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nƣớc ngoài". Việc yêu cầu toà án nƣớc ngoài giải thích có nên chăng vì việc thực hiện quyền yêu cầu công nhận và thi hành là thuộc về các đƣơng sự chứ không phải là toà án.

Về khoản 4 Điều 356: Cần sửa là: "Về cùng vụ án (vụ việc) này, đã có bản án, quyết định dân sự của toà án Việt Nam có hiệu lực pháp luật hoặc của toà án nƣớc ngoài đƣợc hoặc đang đƣợc xét công nhận và thi hành tại Việt Nam hoặc đã đƣợc thi hành ở nƣớc ngoài hoặc trƣớc khi cơ quan nƣớc ngoài

thụ lý vụ án, toà án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó". Bởi nếu không, sẽ có nguy cơ một bản án quyết định của toà án nƣớc ngoài về cùng vụ việc nhƣ vậy đang đƣợc xét ở Việt Nam về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, vẫn đƣợc xét tiếp, hoặc bản án quyết định đƣợc thi hành ở nƣớc ngoài đó hoặc nƣớc ngoài khác.

Về khoản 2 Điều 367 (giống nhƣ khoản 2 Điều 353)

Về điểm b khoản 1 Điều 370: Cần sửa là "thoả thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của quốc gia có trọng tài nếu pháp luật đó không quy định khác". Bởi, thứ nhất trọng tài nƣớc ngoài ở đây không có nghĩa chỉ là trọng tài của quốc gia nƣớc ngoài, mà còn là trọng tài của tổ chức quốc tế (ví dụ, trọng tâm trọng tài Quốc tế Cua - Lăm - pua ở Ma - Lai - Xia). Thứ hai, việc các bên có đƣợc chọn pháp luật điều chỉnh thoả thuận trọng tài hay không phụ thuộc vào pháp luật của quốc gia có trọng tài, chứ không phải theo pháp luật Việt Nam đƣợc (điều này đã đƣợc quy định trong pháp lệnh trọng tài Việt Nam).

Điểm d khoản 1 Điều 370: Cần nữa là: "Thành phần của trọng tài, thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài không phù hợp với pháp luật của quốc gia có trọng tài đó". Bởi, thứ nhất, việc các bên thoả thuận về thành phần trọng tài và thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài cũng phải dựa theo pháp luật đó. Pháp luật đó sẽ quy định phạm vi của thoả thuận. Do vậy, cách quy định nhƣ vậy là chuẩn xác trong cả trƣờng hợp khi trọng tài ra quyết định tại quốc gia không phải là trọng tài của quốc gia đó. Thứ hai, cách quy định nhƣ Dự thảo, ngƣời ta có thể hiểu là thoả thuận về thành phần trọng tài và thủ tục giải quyết tranh chấp cao hơn pháp luật các quốc gia về điều đó.

Điểm g khoản 1 Điều 370: Cần sửa là: "Quyết định trọng tài đã bị cơ quan có thẩm quyền của nƣớc có trọng tài huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành". Bởi, cách quy định nhƣ Dự thảo cụm từ "hoặc của nƣớc có pháp luật đã đƣợc

áp dụng huỷ bỏ, hoặc đình chỉ thi hành" là khó hiểu. Vấn đề đặt ra là cơ quan của quốc gia có pháp luật đƣợc áp dụng ở đây khi nào có điều kiện và cần ra các quyết định nhƣ vậy (?). Pháp luật đƣợc áp dụng ở đây là pháp luật gì (về nội dung hay về tố tụng trọng tài) (?).

Về khoản 1, Điều 374: Theo cách quy định này thì Quyết định đã tuyên của toà án Việt Nam về việc cho công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nƣớc ngoài có đƣợc thực thi trên thực tế hay không còn phụ thuộc vào việc cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài có xem xét huỷ bỏ hoặc đình chỉ quyết định đó hay không?

Việc một quyết định của trọng tài nƣớc ngoài có thể đƣợc yêu cầu công nhận và thi hành hoặc bị yêu cầu huỷ việc công nhận và thi hành có thể ở nhiều quốc gia khác nhau do vì cách quy định của các quốc gia không giống nhau, tài sản của bị đơn có thể ở nhiều quốc gia .... Việc chúng ta quy định điều kiện không công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nƣớc ngoài khi quyết định đó đã đƣợc công nhận và thi hành quốc gia khác là hợp lý bởi không thể về một vụ việc bị đơn lại phải buộc thi hành hai lần. Còn việc công nhận thì có thể yêu cầu ở nhiều quốc gia và các quốc gia đó đều có thể xét theo cách của mình mà không phụ thuộc vào quốc gia khác. Cũng nhƣ vậy, việc huỷ quyết định của trọng tài nƣớc ngoài tại quốc gia có trọng tài đó là đƣợc nhƣng nếu ở quốc gia khác thì không thể cản trở chúng ta tiến hành công nhận và thi hành theo pháp luật của Việt Nam khi chúng ta đã xét điều đó. Do vậy, theo tôi khoản này nên sửa nhƣ sau: "Trong trƣờng hợp nhận đƣợc thông báo bằng văn bản của Bộ Tƣ pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài có trọng tài ra quyết định đã đƣợc toà án Việt Nam xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam đang xét việc huỷ quyết định đó, thì thủ trƣởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài nƣớc ngoài và gửi bản sao quyết định đó cho toà án đã ra

quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nƣớc ngoài".

* Nhƣ đã đƣợc phân tích ở mục 2.3 cho thấy, không hẳn tất cả các Hiệp định đều có quy định để loại trừ hẳn tranh chấp về thẩm quyền vì trong nhiều Hiệp định vẫn có quy định đối với vụ việc có cùng các bên đƣơng sự và cùng một nội dung nhƣng cơ quan tƣ pháp của cả hai nƣớc đều có thẩm quyền, vì vậy, cần nghiên cứu để trong các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp mà Việt Nam có thể ký kết sau này sẽ khắc phục đƣợc những hạn chế trên, giúp cho giải quyết triệt để vấn đề xung đột thẩm quyền của cơ quan tƣ pháp các quốc gia liên quan. Và nhƣ đã phân tích ở mục 1.2 là phải theo nguyên tắc cơ bản là Tòa án của nƣớc nào thụ lý trƣớc thì Tòa án của nƣớc đó có thẩm quyền. Tòa án của nƣớc còn lại tạm dừng việc giải quyết và chờ quyết định của Tòa án có thẩm quyền kia: i) Nếu Tòa án thứ nhất xác định thuộc thẩm quyền thì Tòa án thứ hai phải đình chỉ vụ kiện; ii) Trƣờng hợp Tòa án thứ nhất kết luận là không thuộc thẩm quyền thì Tòa án thứ hai có quyền tiếp tục giải quyết. Và khi đó, việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế là mang tính tuyệt đối.

Đặc biệt, trƣớc xu thế và yêu cầu của hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tƣ pháp hiện nay thì Việt Nam nên xem xét tham gia Hội nghị Lahaye về tƣ pháp quốc tếTƣ pháp quốc tế. Bên cạnh đó, đối với những nƣớc có quan hệ kinh doanh, thƣơng mại sôi động, hay những nƣớc có nhiều ngƣời Việt Nam học tập, làm ăn, sinh sống (Hoa kỳ là một ví dụ điển hình) thì Việt Nam nên xúc tiến ký kết Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp.

Hoàn chỉnh các tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế và ký kết hoặc tham gia các Điều ƣớc quốc tế về tƣơng trợ tƣ pháp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế. Trong số các giải pháp chung, ngoài hai

giải pháp trên thì các giải pháp sau đây dù không mang tính quyết định nhƣng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

3.2.3. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của cán bộ, công chức ngành Tòa án

Hiểu biết chuyên sâu về thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp Quốc tếTƣ pháp quốc tế bảo đảm cho cán bộ công chức ngành Tòa án đặc biệt là Thẩm phán, Thƣ ký, Thẩm tra viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án chƣa có ai đƣợc đào tạo chuyên sâu về Thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp Quốc tếTƣ pháp quốc tế nói chung đặc biệt là kiến thức về giải quyết các vụ án, vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Việc nâng cao kiến thức chuyên môn về Thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp Quốc tếTƣ pháp quốc tế hầu nhƣ là do tự học nên việc nâng cao trình độ một cách chuyên sâu chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Để làm đƣợc điều này cũng cần phải nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học của Thẩm phán vì thực tế trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ, công chức ngành Tòa án vẫn còn hạn chế, do việc đào tạo, bổ nhiệm Thẩm phán còn nhiều bất cập, chính sách đãi ngộ, thu hút chƣa hợp lý nên những ngƣời là cử nhân khá, giỏi, những ngƣời là Thạc sỹ, Tiến sỹ chuyên ngành luật không muốn làm việc tại Tòa án, thậm chí có những ngƣời đã đƣợc Nhà nƣớc cho đi đào tạo chuyên sâu về giải quyết tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài nhƣng sau khi hoàn thành khóa đào tạo, về nƣớc không đƣợc trọng dụng hợp lý đã bỏ ngành Tòa án để cống hiến ở ngành khác đƣợc trọng dụng hơn, dẫn đến ngành Tòa án gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn đào tạo chuyên sâu. Vì vậy cần phải có chƣơng trình, kế hoạch cụ thể đào tạo kiến thức về pháp luật Quốc tế, đặc biệt là thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp Quốc tếTƣ pháp quốc tế, kiến thức về ngoại ngữ, tin học để đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức của cán bộ, công chức ngành Tòa án thông thạo nghiệp vụ, ngoại

ngữ, tin học, am hiểu pháp luật quốc tế đáp ứng đƣợc yêu cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; có điều kiện học hỏi kinh nghiệm ở trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài về giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài.

3.2.4. Cần có quy định, cơ chế cụ thể trong việc phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan hữu quan

Việc phối hợp này là cần thiết, nhất là trong việc thu thập chứng cứ, ủy thác tƣ pháp trong nƣớc, ủy thác tƣ pháp ở ngoài nƣớc (nƣớc ngoài) và trong việc hợp pháp hóa lãnh sự. Có hƣớng dẫn cụ thể, cơ chế cụ thể bảo đảm kinh phí thực hiện các công việc có liên quan đến ủy thác tƣ pháp, hợp pháp hóa lãnh sự cũng nhƣ thu thập chứng cứ ở nƣớc ngoài. Cho đến nay, qua công tác đƣợc phân công trực tiếp làm thủ tục giải quyết các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài thì thấy, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan vẫn còn có hạn chế, mặc dù pháp luật có quy định thời hạn chuẩn bị xét xử, kể cả các vụ án phức tạp thì khi ra hạn cũng không quá 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án thì Tòa án cấp sơ thẩm phải có một trong các quyết định, đó là a) Công nhận sự thoả thuận của các đƣơng sự; b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; c) Đình chỉ giải quyết vụ án; d) Đƣa vụ án ra xét xử (khoản 1 Điều 179), còn Tòa án cấp phúc thẩm thì thời chuẩn bị xét xử (kể cả trƣờng hợp vụ án phức tạp cần ra hạn) thì cũng không quá 03 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án Tòa án cấp phúc thẩm phải

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế (Trang 93 - 104)