Các tiêu chí xác định thẩm quyền của Toà án trong Tư pháp quốc tế ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế (Trang 30 - 32)

quốc tế ở một số quốc gia

Các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa tuân thủ những nguyên tắc của luật La Mã cổ, mà điển hình là Bộ luật dân sự Napôlêông của Pháp năm 1804. Tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế của Pháp hoàn toàn dựa trên tiêu chí quốc tịch của đƣơng sự. Trong Tƣ pháp quốc tế, Tòa án của pháp sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc chỉ cần một trong các bên đƣơng sự là công dân Pháp; riêng đối với trƣờng hợp đối tƣợng tranh chấp là bất động sản ở Pháp thì Pháp mở rộng phạm vi các quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ trong nƣớc của Tòa án Pháp, Tòa án Pháp giữ thẩm quyền giải quyết riêng biệt bất kể có công dân Pháp tham gia tranh chấp hay không [37, đ.44]. Ví dụ, tại Điều 14 của Bộ luật dân sự Napôlêông của Pháp năm 1804 quy định, ngƣời nƣớc ngoài, kể cả khi không cƣ trú tại Pháp, cũng có thể bị kiện ra Tòa án Pháp liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ giao kết tại Pháp với ngƣời Pháp; ngƣời nƣớc ngoài cũng có thể bị kiện ra Tòa án Pháp liên quan đến các nghĩa vụ giao kết ở nƣớc ngoài với ngƣời Pháp; hoặc tại Điều 15 của Bộ luật dân sự Napôlêông của Pháp năm 1804 quy định, ngƣời Pháp có thể bị kiện ra Tòa án Pháp liên quan đến những nghĩa vụ giao kết ở nƣớc ngoài với ngƣời nƣớc ngoài. [36] Trong trƣờng hợp Tòa án Pháp có thẩm quyền, thì thẩm quyền đó là tuyệt đối, loại trừ thẩm quyền của Tòa án của tất cả các nƣớc khác. Nếu Tòa án nƣớc ngoài vẫn thụ lý giải quyết vụ việc và tuyên bản án, quyết định thì bản án, quyết định đó sẽ không đƣợc công nhận và thi hành tại Pháp; bị đơn là công dân Pháp có quyền không thi hành bản án của Tòa án nƣớc ngoài tại Pháp nếu trƣớc đó đã có những hành vi cần thiết nhằm phản bác thẩm quyền của tòa án nƣớc ngoài. [, tr. 17538] Việc áp dụng hai điều luật này dẫn đến tình trạng trong một thời gian dài, Tòa án của Pháp từ chối giải quyết đối với những vụ việc mà các bên đƣơng sự đều là ngƣời nƣớc ngoài. Tình trạng này chỉ chấm dứt khi Tòa án Tƣ pháp tối cao của Pháp tuyên bố trong một án lệ (bản án Patino ngày 21-6-

1948) [, tr. 17238]: Việc các bên đƣơng sự trong vụ kiện dân sự đều là ngƣời nƣớc ngoài không phải là lý do để Tòa án Pháp không có thẩm quyền xét xử. Từ sau án lệ này, Tòa án của Pháp cũng có thẩm quyền đối với những vụ việc mà đƣơng sự đều là ngƣời nƣớc ngoài nhƣng có những mối liên hệ nhất định với lãnh thổ Pháp (nơi cƣ trú, nơi thực hiện hành vi, nơi có tài sản tranh chấp...).

Theo pháp luật của Đức, Bungary, Rumany, Hungary và Nga thì tiêu chí chính xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế là nơi cƣ trú của bị đơn [49, tr. 335].

1.2.1.2. Các nƣớc thuộc hệ thống pháp luật Anh Mỹ.

Tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế của pháp luật của Anh và của Mỹ không phải là quốc tịch của đƣơng sự hay nơi cƣ trú của bị đơn mà là khả năng thực tế trao cho bị đơn lệnh gọi ra Tòa. Theo tiêu chí này, bị đơn có mặt, dù chỉ trong thời gian rất ngắn, nếu kịp trao cho bị đơn lệnh gọi ra Tòa cũng đủ khẳng định Tòa án Anh, Mỹ có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, tiêu chí nêu trên gây khó khăn cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên nguyên đơn nên Tòa án tối cao của Anh đã quy định cho phép các Tòa án Anh giải quyết các vụ việc liên quan đến các khu đất trên lãnh thổ Anh hoặc phát sinh từ quan hệ hợp đồng ký kết ở Anh hoặc phát sinh từ quan hệ hợp đồng ký kết ở Anh hoặc do hành vi gây thiệt hại xảy ra ở Anh, bất kể bị đơn có mặt ở Anh hay không; đối với loại đơn kiện nhằm đạt lấy một bản án hay quyết định có hiệu lực đối với mọi ngƣời, không chỉ đối với các bên tranh chấp (khi vụ việc liên quan đến lợi ích của ngƣời thứ 3); tòa án của Anh nơi tài sản tranh chấp tồn tại hoặc nơi cƣ trú của bị đơn có thẩm quyền giải quyết. [39, tr. 335]

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế (Trang 30 - 32)