Các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nƣớc ngoài là hiện tƣợng diễn ra ngày một phổ biến trong xã hội ngày nay, khi toàn cầu hóa, quốc tế hóa nên kinh tế là xu thế tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của Liên hợp quốc thì xu thế quốc tế hóa nền kinh tế không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nƣớc mà nó còn thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực xã hội khác. Ví dụ, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới năm 1997 là 400 tỷ USD tăng gấp 07 lần năm 1970, số ngƣời đi du lịch tăng nhanh từ 260 triệu du khách năm 1980 đến 590 triệu du khách năm 1996. Cùng với sự phát triển kinh tế nhƣ đã đề cập ở trên, việc luân chuyển sức lao động và sự di cƣ của con ngƣời giữa các nƣớc cũng tăng lên một cách đáng kể. Cũng theo thống kê của Liên hợp quốc thì số lƣợng ngƣời di cƣ trên thế giới tăng một mức đáng kể từ mức 84 triệu ngƣời vào năm 1975 lên 104 triệu ngƣời vào năm 1985 và hiện nay ƣớc tính có vào khoảng 130 đến 145 triệu ngƣời sống ở ngoài đất nƣớc của mình. Những con số thống kê trên đây chỉ bao gồm những ngƣời nhập cƣ có đăng ký hợp pháp. Trên thực tế, số ngƣời nhập cƣ bất hợp pháp chiếm một số lƣợng đáng kể. Ví dụ: Ở Mỹ, số ngƣời nhập cƣ bất hợp pháp ƣớc tính khoảng 4 triệu ngƣời. Ở các nƣớc khác nhƣ Thái Lan, Achentina ngƣời di cƣ bất hợp pháp vào khoảng 1 triệu ngƣời…. Do đó, con số thực tế về số ngƣời nhập cƣ (bao gồm nhập cƣ hợp pháp và bất
hợp pháp) trên thế giới hàng năm là một con số không nhỏ [53, tr.127].
Việc di cƣ có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau nhƣng tựu chung lại đó là một nguyên nhân quan trọng làm cho số lƣợng các quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài ngày càng tăng.