Thẩm quyền công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế (Trang 67 - 73)

quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài và tương trợ tư pháp

Trƣớc hết Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 xác định tại Điều 342 nhƣ thế nào là bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài có thể đƣợc Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Theo đó, bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nƣớc ngoài và bản án, quyết định khác của Toà án nƣớc ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam đƣợc coi là bản án, quyết định dân sự. Quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài là quyết định đƣợc tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nƣớc ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thƣơng mại, lao động.

Tuy nhiên, không phải tất cả các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài cứ có yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là Tòa án Việt Nam sẽ xét đơn yêu cầu, mà Tòa án phải dựa trên các nguyên tắc nhất định đƣợc quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự, đồng thời cũng phải xem xét bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài đó có thuộc những trƣờng hợp không đƣợc công nhận hay không.

Tại Điều 343 của Bộ luật tố tụng dân sự quy định 06 nguyên tắc để bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài đƣợc xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, đó là: 1) Toà án

Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài trong các trƣờng hợp sau đây: thứ nhất, Bản án, quyết định dân sự của Toà án của nƣớc mà Việt Nam và nƣớc đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ƣớc quốc tế về vấn đề này; thứ hai, Bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài đƣợc pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành. 2) Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài trong trƣờng hợp quyết định đƣợc tuyên tại nƣớc hoặc của Trọng tài của nƣớc mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ƣớc quốc tế về vấn đề này. 3) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài cũng có thể đƣợc Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nƣớc đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ƣớc quốc tế về vấn đề đó. 4) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài hoặc quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài chỉ đƣợc thi hành tại Việt Nam sau khi đƣợc Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành. 5) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đƣơng nhiên đƣợc công nhận tại Việt Nam theo Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. 6) Toà án Việt Nam chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu không công nhận.

Ngoài việc quy định 06 nguyên tắc trên, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 còn quy định các trƣờng hợp không đƣợc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài tại Điều 356 và Điều 370, đó là “1) Bản án, quyết định dân sự chƣa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nƣớc có Toà án đã ra bản án, quyết định đó. 2) Ngƣời phải thi hành hoặc ngƣời đại

diện hợp pháp của ngƣời đó đã vắng mặt tại phiên toà của Toà án nƣớc ngoài do không đƣợc triệu tập hợp lệ. 3) Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Toà án Việt Nam. 4) Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam hoặc của Toà án nƣớc ngoài đã đƣợc Toà án Việt Nam công nhận hoặc trƣớc khi cơ quan xét xử của nƣớc ngoài thụ lý vụ án, Toà án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó. 5) Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nƣớc có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật Việt Nam. 6) Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.” (Điều 356); và “1) Quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài không đƣợc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong các trƣờng hợp sau đây: a) Các bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thoả thuận đó theo pháp luật đƣợc áp dụng cho mỗi bên; b) thoả thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nƣớc mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nƣớc nơi quyết định đã đƣợc tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thoả thuận đó; c) Cá nhân, cơ quan , tổ chức phải thi hành không đƣợc thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nƣớc ngoài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện đƣợc quyền tố tụng của mình; d) Quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài đƣợc tuyên về một vụ tranh chấp không đƣợc các bên yêu cầu giải quyết hoặc vƣợt quá yêu cầu của các bên ký kết thoả thuận trọng tài. Trong trƣờng hợp có thể tách đƣợc phần quyết định về vấn đề đã đƣợc yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không đƣợc yêu cầu giải quyết tại Trọng tài nƣớc ngoài thì phần quyết định về vấn đề đƣợc yêu cầu giải quyết có thể đƣợc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; đ) Thành phần của Trọng tài nƣớc ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nƣớc ngoài không phù hợp

với thoả thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nƣớc nơi quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài đƣợc tuyên, nếu thoả thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó; e) Quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài chƣa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên; g) Quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nƣớc nơi quyết định đã đƣợc tuyên hoặc của nƣớc có pháp luật đã đƣợc áp dụng huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành. 2) Quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài cũng không đƣợc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu Toà án Việt Nam xét thấy: a) Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không đƣợc giải quyết theo thể thức trọng tài; b) Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Nhƣ vậy theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài khi thuộc một trong 2 trƣờng hợp sau đây, 1) giữa Việt Nam và nƣớc ngoài đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ƣớc quốc tế về vấn đề này; 2) trên cơ sở có đi có lại (mà không đòi hỏi Việt Nam và nƣớc đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ƣớc quốc tế về vấn đề đó), tuy nhiên, trong cả hai trƣờng hợp trên vẫn đều đòi hỏi điều kiện pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành (tức là không thuộc những trƣờng hợp không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam - Điều 356, Điều 370 và Điều 411 của Bộ luật tố tụng dân sự).

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ và đa dạng, các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài ngày càng gia tăng, giữa các nƣớc cần phải có sự hợp tác chặt chẽ để giải quyết tốt các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên, biểu hiện cụ thể của việc hợp tác chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền của các nƣớc khác nhau là tƣơng trợ tƣ pháp trong tố tụng dân sự. Thẩm quyền

của Tòa án trong hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp của các nƣớc khác nhau có sự khác nhau nhất định. Tƣơng trợ tƣ pháp trong tố tụng dân sự đƣợc thực hiện theo nhiều phƣơng thức khác nhau nhƣng để đạt đƣợc hiệu quả mà vẫn giữ vững đƣợc chủ quyền, an ninh quốc gia thì phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định các nguyên tắc tƣơng trợ tƣ pháp trong tố tụng dân sự tại Điều 414: “1) Việc tƣơng trợ tƣ pháp trong tố tụng dân sự giữa Toà án Việt Nam và Toà án nƣớc ngoài đƣợc thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với các điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, phù hợp với pháp luật Việt Nam; 2) Trong trƣờng hợp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nƣớc ngoài chƣa ký kết hoặc gia nhập điều ƣớc quốc tế có quy định về tƣơng trợ tƣ pháp trong tố tụng dân sự thì việc tƣơng trợ tƣ pháp trong tố tụng dân sự có thể đƣợc Toà án Việt Nam chấp nhận trên nguyên tắc có đi có lại nhƣng không đƣợc trái pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế”. Ở Việt Nam, tƣơng trợ tƣ pháp trong tố tụng dân sự, thẩm quyền của Tòa án là ủy thác tƣ pháp và công nhận những giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nƣớc ngoài lập, cấp hoặc xác nhận.

Tòa án Việt Nam có thẩm quyền ủy thác tƣ pháp cho Tòa án nƣớc ngoài và thực hiện ủy thác tƣ pháp của Tòa án nƣớc ngoài, Điều 415 của Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Toà án Việt Nam uỷ thác tƣ pháp cho Toà án nƣớc ngoài hoặc thực hiện uỷ thác tƣ pháp của Toà án nƣớc ngoài về việc tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Toà án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc uỷ thác tƣ pháp của Toà án nƣớc ngoài trong các trƣờng hợp việc thực hiện uỷ thác tƣ pháp xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam hoặc đe dọa đến an ninh của Việt Nam hoặc việc thực hiện uỷ

thác tƣ pháp không thuộc thẩm quyền của Toà án Việt Nam. Quy định này đáp ứng đòi hỏi thực tế, nhiều trƣờng hợp Tòa án phải tiến hành một số hành vi tố tụng ở nƣớc ngoài nhƣ tống đạt văn bản tố tụng, tiến hành giám định, định giá, thu thập chứng cứ, …, nhƣng do Tòa án của mỗi nƣớc chỉ có thể thực hiện hành vi tố tụng trong phạm vi lãnh thổ của mình nên phải ủy thác tƣ pháp cho Tòa án của nƣớc khác thực hiện những hành vi tố tụng này.

Giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nƣớc ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nƣớc ngoài hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đƣợc Toà án Việt Nam công nhận nếu giấy tờ, tài liệu đó đã đƣợc hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trƣờng hợp Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác. Giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng nƣớc ngoài phải đƣợc gửi cho Toà án Việt Nam kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã đƣợc công chứng, chứng thực hợp pháp.

Theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 và Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển Việt Nam năm 2008 thì Tòa án có thẩm quyền quyết định việc bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự thực hiện ủy thác tƣ pháp của Tòa án nƣớc ngoài, mà cụ thể là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải (Điều 3). Theo quy định của Điều 56 của Pháp lệnh thì trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án mà có yêu cầu bắt giữ tàu biển thì Tòa án thụ lý vụ tranh chấp thực hiện ủy thác tƣ pháp cho tòa án có thẩm quyền của nƣớc ngoài bắt giữ tàu biển. Tòa án Việt Nam ủy thác tƣ pháp cho Tòa án nƣớc ngoài bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. Theo quy định tại Điều 60 Pháp lệnh thì Tòa án Việt Nam thực hiện ủy thác tƣ pháp của Tòa án nƣớc ngoài về việc bắt giữ tàu biển theo quy định của Điều ƣớc quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. Tòa án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc ủy thác tƣ pháp của Tòa án nƣớc ngoài về việc bắt giữ tàu biển nếu việc thực hiện ủy thác tƣ pháp về việc bắt giữ tàu biển xâm phạm đến chủ quyền Việt Nam hoặc việc thực hiện ủy thác tƣ pháp về việc bắt giữ tàu biển không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam [28].

Các quy định của Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài năm 1993 và Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài năm 1995 về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam liên quan đến việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài về cơ bản vẫn đƣợc giữ nguyên trong các quy định cua Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, một bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài muốn đƣợc thi hành tại Việt Nam thì phải đƣợc Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành; và khi đƣợc công nhận và cho thi hành thì bản án, quyết định đó có hiệu lực nhƣ bản án, quyết định của Việt Nam. Cùng với việc ủy thác tƣ pháp và thực hiện ủy thác tƣ pháp cho thấy, thực hiện tốt thẩm quyền của Tòa án chính là khẳng định sự hợp tác và giúp đỡ giữa Tòa án Việt Nam với các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia có liên quan trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)