Nước thải từ các ao nuô

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại thị xã chí linh, tỉnh hải dương và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 29 - 31)

Nước thải của khu nuôi trồng thủy sản tập trung có chứa các chất như là protein, lipit, gluxit từ nguồn thức ăn thừa khi nuôi cá, tôm phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:

- Nước thải khi thay nước bổ sung - Nước thải khi bơm cạn ao để thu hoạch

Ao nuôi có mực nước sâu trung bình 2m. Chế độ thay nước cho ao nuôi là 15%/tháng. Định kỳ 10 ngày tháo nước thải 1 lần. Lần thu hoạch cuối cùng sẽ tháo cạn 100% để làm vệ sinh ao chuận bị cho đợt nuôi mớị

Khẩu phần ăn của cá từ 20 – 25% trọng lượng cá nuôi trong aọ Thực tế cá chỉ sử dụng được từ 50 – 60% khối lượng thức ăn ấy, đối với những loại rau cỏ, cỏ già thỉ tỷ lện sử dụng còn thấp hơn. Tính trung bình để tăng trọng 1 kg cá cần 30 – 40 kg thức ăn xanh. Phần thức ăn thừa được thải vào ao nuôị

Nếu được nuôi ghép các loài cá khác nhau trong cùng một vùng nước, lượng thức ăn thải và các chất bài tiết của cá tầng trên sẽ có ý nghĩa làm tăng dinh dưỡng cho vùng nước mà các loài nuôi ghép có thể tận dụng. Ví dụ: 1 vùng nước nuôi tổng hợp với tỷ lệ 65% cá trắm cỏ và 40% các loài cá khác, kết quả cũng với 35 – 40 kg cỏ ta sẽ thu được 1,5 kg cá, trong đó 1 kg cá trắm cỏ và 0,5 kg cá khác. Đây cũng là một biện pháp làm giảm tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải ao nuôị

Môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trường. Nhiều vùng tập trung các loại đất phèn tiềm tàng (pyrite -FeS2) và phèn hoạt động (jarosite -K/NạFe3/Al3(SO4)2(OH)6).

Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kênh rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn tiềm ẩn bị tác động bởi quá trình ôxy hóa sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt làm giảm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 20

độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng[21].

Môi trường nước ở vùng ngọt hóa có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, các vi sinh trong nước Coliforms, độ đục, amoniac trong nước... ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, đặc biệt là nước dùng cho nhu cầu cấp nước. Môi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển hàm lượng sắt (phèn hóa) trong nước do quá trình phèn hóa mạnh mẽ, N-NH3, Coliform... gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, đặc biệt độ đục môi trường cao do nước phù sa và quá trình đào đắp sên vét ao nuôi tôm phát sinh không được xử lý thải ra môi trường[19].

Các nguồn thải ra sông rạch: Các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến đổị Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm ven biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện các thành phần độc hại như H2S, NH3+, và chỉ số vi sinh Coliforms, đã cho thấy nguồn nước thải này cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch.

Từ cuối tháng 6/2010, dịch bệnh trên cá rô phi đã xuất hiện tại các ao nuôi thủy sản của các huyện Tứ Kỳ, Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh và TP. Hải Dương. Đáng nói là diện tích ao bị nhiễm bệnh lan rộng. Năm 2009, diện tích ao nuôi có cá nhiễm bệnh chết chỉ gần 80ha, lượng cá chết khoảng 580 tấn, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng, đến năm 2010 theo báo cáo từ cơ sở, toàn tỉnh đã có hơn 112 ha ao nuôi thủy sản của 265 hộ có cá chết, ảnh hưởng tới tâm lý người nuôi thủy sản trên địa bàn”[1].

Cá rô phi nhiễm bệnh chủ yếu do bị vi khuẩn tấn công làm tổn thương mắt. Xét nghiệm cho thấy gan cá cũng nhiễm bị khuẩn hoặc bị hoại tử, xuất huyết. Theo kết luận của Trung tâm Nghiên cứu, quan trắc, cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc, cá rô phi ở Hải Dương bị chết là do nhiễm khuẩn Streptococcus, Agalactiae[1].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 21

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại thị xã chí linh, tỉnh hải dương và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 29 - 31)