4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế tính trên toàn địa bàn thị xã thời gian qua luôn đạt mức độ caọ Bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình quân 9,7%/năm. giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân 9,8%/năm. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 5,3%/năm; ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 16,5%/năm; ngành dịch vụ, thương mại, du lịch tăng 12,2%. Bình quân thu nhập đầu người đạt 12,7 triệu đồng/năm, tăng bình quân 16,8%/năm. Nếu kinh tế chỉ tính riêng phần do địa phương quản lý (không kể các cơ sở kinh tế do Trung ương và tỉnh đóng trên địa bàn) thì giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,4%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân 7,36%/năm, thu nhập bình quân đạt 6,4 triệu đ/người/năm.
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 - 2010
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp.
Bảng 4.3: Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã Chí Linh
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng sản phẩm (tỷ đồng) 854.838 1.461.768 2.250.194 3.035.747 3.138.592
Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 100 100
Nông lâm, thuỷ sản (%) 21,4 13,7 15,0 14,5 16,2 Công nghiệp, xây dựng (%) 55,9 71,4 70,0 65,5 70,3
Dịch vụ, du lịch (%) 22,7 14,9 15,0 20,0 13,5
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Chí Linh 2010[12] Phân tích sự phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã (chỉ tính riêng phần do huyện quản lý) cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn rất chậm, công nghiệp địa phương chậm phát triển, tuy nhiên ngành dịch vụ và du lịch những năm gần đây đã có bước phát triển tương đối khá nhờ công nghiệp
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 44
Trung ương và của tỉnh phát triển mạnh trên địa bàn. Nếu so với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương thì Chí Linh ở mức độ thấp hơn. (Tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2005 - 2010 đạt 10,5%/năm).
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Phát triển nông lâm ngư nghiệp
Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính đảm bảo đời sống của nhân dân trong thị xã. Nếu chỉ tính riêng tổng sản phẩm do địa phương quản lý thì kinh tế nông lâm thuỷ sản chiếm khoảng 40% trong tổng thu nhập nội thị xã. Tốc độ tăng trưởng bình quân của lĩnh vực nông nghiệp đạt 5,3%/năm. Giá trị sản xuất (GTSX) trên một ha đất nông nghiệp đạt 25,7 triệu đồng. Bình quân lương thực trên đầu người đạt 318 kg/năm, thực phẩm đạt 60 kg/năm. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 4,33 triệu đ/ngườị Trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp GTSX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp chiếm 92,83%; GTSX lâm nghiệp 3,36%; GTSX thuỷ sản 3,81%. Tỷ trọng chăn nuôi trong GTSX nông nghiệp chiếm khoảng 30%, trồng trọt khoảng 70%.
*) Kết quả sản xuất ngành trồng trọt:
- Các cây trồng hàng năm chủ yếu trên địa bàn thị xã gồm; lúa, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu và cây gia vị các loạị Năm 2010 diện tích đất canh tác là 6.931,01 ha; diện tích gieo trồng cây hàng năm là 14.363 ha, hệ số sử dụng đất đạt 2,1 lần. Trong đó diện tích cây lương thực là 10.330 ha, cây công nghiệp ngắn ngày là 1.449 ha, còn lại là các loại cây hàng năm khác. Những năm qua nhìn chung diện tích canh tác cây hàng năm tương đối ổn định, các loại cây trồng đã được chuyển đổi theo xu hướng sản xuất hàng hoá. Sản lượng lương thực cây có hạt là 47.728 tấn, trong đó sản lượng lúa là 44.935 tấn. Năng suất lúa cả năm tăng dần qua các năm: năm 2005 đạt 88 tạ/ha, năm 2010 đạt 93,3 tạ/hạ Các loại cây công nghiệp ngắn ngày chiếm ưu thế trên địa bàn huyện là đậu tương và lạc, diện tích gieo trồng hàng năm gần
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 45
1.500 hạ Cây thực phẩm phát triển mạnh là khoai tây và hành tỏị
- Tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn thị xã là 7.932 ha, trong đó cây công nghiệp (chè) 119 ha, cây ăn quả chủ yếu là vải 6113 ha, nhãn 545 ha, dứa 159 ha và một số cây khác chiếm diện tích không lớn như cam, quýt, chuối, táọ.. Tổng GTSX cây ăn quả lâu năm trên địa bàn đạt 103,88 tỷ đồng.
Bảng 4.4: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2010
Loại cây trồng Tổng sản lượng (tấn) Tổng GTSX (triệu đ)
Lúa 44.935 71.896
Cây lương thực khác 3.586 4.385
Cây công nghiệp 2.076 7.048
Cây thực phẩm 1.408 21.631
Cây ăn quả 103.882
Cây khác 5.874
Sản phẩm phụ 4.326
Tổng cộng 219.042
Nguồn: Niêm giám thống kê thị xã Chí Linh năm 2010
*) Chăn nuôi:
Bảng 4.5: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của Chí Linh năm 2010 Loại gia súc, gia cầm Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn)
1. Đàn lợn 64.992 7.018
2. Đàn trâu 3.803 128
3. Đàn bò 6.314 120
4. Gia cầm 528.900 1.133
Sản lượng trứng (1000 quả) 7.634
Nguồn: Niêm giám thống kê thị xã Chí Linh năm 2010
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 46
bò tăng mạnh từ năm 2005 đến 2010; Đàn trâu có xu hướng giảm do nhu cầu sức kéo không tăng; đàn gia cầm giảm đáng kể do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. GTSX ngành chăn nuôi tăng từ 118,16 tỷ đồng năm 2005 lên 174,18 tỷ đồng năm 2010, chiếm khoảng 30% tổng GTSX nông nghiệp.
*) Ngành thuỷ sản:
Từ năm 2005 đến nay ngành nuôi trồng thuỷ sản tăng cả về diện tích và sản lượng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 là 767,91 ha, trong đó chủ yếu là nuôi thả cá. Sản lượng thuỷ sản năm 2010 trên 2.344 tấn, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt 14,86 tỷ đồng. Hiện tại trên địa bàn thị xã còn nhiều hồ nước chưa được khai thác cho mục tiêu phát triển thuỷ sản, ngoài ra còn một số khu ruộng trũng dọc theo sông Đồng Mai trong tương lai có thể chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản.
*) Đánh giá chung: Về nông lâm ngư nghiệp của huyện cho thấy đã có bước phát triển tương đối khá cả về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế đồi rừng, nuôi trồng thuỷ sản và cả khâu dịch vụ sản xuất. Hiện tại đã và đang hình thành xu hướng sản xuất nông sản hàng hoá. Tuy nhiên quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, lợi nhuận và tỷ trọng nông sản hàng hoá chưa caọ b) Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn thị xã bao gồm cả của Trung ương và của tỉnh đạt 2.905 tỷ đồng năm 2010 (giá hiện hành), trong đó công nghiệp quốc doanh chiếm 96,4%, ngoài quốc doanh 3,6%. Các lĩnh vực công nghiệp bao gồm: công nghiệp khai thác đạt 27 tỷ đồng; công nghiệp chế biến đạt 79,4 tỷ đồng; công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước đạt 2.798,6 tỷ đồng.
Các cơ sở công nghiệp lớn của Trung ương và của tỉnh trên địa bàn như nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, xí nghiệp Thuỷ tinh y tế, công ty May mặc, công ty Vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét... đã làm cho GTSX công nghiệp tăng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 47
lên rất nhiềụ
Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2010 có 1.425 cơ sở thuộc khu vực kinh tế trong nước, trong đó có 8 cơ sở Nhà nước, 9 cơ sở tập thể, 1.394 cơ sở cá thể và 14 cơ sở tư nhân. Trên địa bàn thị xã chỉ có 1 cơ sở công nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoàị
Nếu không tính phần công nghiệp Trung ương và của tỉnh trên địa bàn thì công nghiệp địa phương còn quá nhỏ bé. Tổng GTSX tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 107,6 tỷ đồng, chiếm 3,7% tổng GTSX công nghiệp, trong đó nhóm A chiếm khoảng 70%, còn lại là nhóm B. Một số ngành công nghiệp địa phương có tốc độ phát triển mạnh như sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, may mặc, chế biến nông sản... Hiện đang có khoảng 1400 cơ sở sản xuất công nghiệp và ngành nghề thu hút trên 7.000 lao động.
c) Ngành dịch vụ, thương mại và du lịch
Ngành dịch vụ, thương mại trên địa bàn huyện hoạt động khá sôi động trong cơ chế thị trường, các hoạt động dịch vụ phát triển rất đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.
Dịch vụ thương mại đã đi vào nề nếp, khu trung tâm thương mại của thị xã đã được tu sửa khang trang, các chợ tập trung tại các thị trấn như chợ Sao Đỏ, chợ Thành Phao, chợ Bến Tắm là những nơi giao dịch mua bán sầm uất. Mạng lưới chợ địa phương cũng được củng cố đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá và tiêu dùng của nhân dân. Toàn huyện có khoảng trên 5000 hộ kinh doanh thương mại, nhà hàng ăn uống phục vụ.
Dịch vụ vận tải cũng phát triển khá mạnh, nhất là từ khi hệ thống đường bộ được đầu tư nâng cấp, đường thuỷ được khai thông. Lượng hàng hoá luân chuyển trên địa bàn hàng năm đều đạt trên 5,5 triệu tấn, lượng hành khách luân chuyển đạt gần 30 triệu ngườị
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 48
du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hoá lịch sử. Nhiều di tích được đầu tư cải tạo, cơ sở hạ tầng cho du lịch được xây dựng mới như sân golf, cải tạo hồ Côn Sơn, chùa Thanh Maị.. các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn cũng được nâng cấp, nhờ đó đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, nhất là vào mùa xuân, mùa lễ hộị
Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ, du lịch đạt khoảng 300 tỷ đồng năm 2005, chiếm 38% tổng thu nhập nội thị xã.
4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a) Dân số:
Dân số của Chí Linh năm 2010 là 230.444 người, trong đó dân số đô thị là 68.520 người, chiếm 29,6% tổng dân số. Tỷ lệ dân số đô thị của thị xã cao hơn so với tỉnh Hải Dương.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,85%, (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Hải Dương năm 2010 là 1,01%). Các dân tộc ở Chí Linh, ngoài người Kinh chiếm phần lớn dân số, còn có 16 dân tộc ít người cùng sinh sống gồm: Mán, Hoa, Khơ Me, Tày, Nùng, Sán Dìu và các dân tộc khác). Dân cư phân bố không đồng đều, mật độ dân số trung bình toàn thị xã là 528 người/km2, mật độ cao nhất là thị trấn Sao Đỏ 3.126 ng/km2; xã Kênh Giang 1.775ng/km2; phường Phả Lại 1.234 ng/km2; thấp nhất là xã Hoàng Hoa Thám 105 ng/km2.
Trong những năm qua do làm tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình nên tỷ lệ sinh giảm đáng kể, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên từ 2006 đến nay đều ở mức dưới 1%.
b) Lao động và việc làm:
Số lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 55% dân số, tuy nhiên số lao động làm việc trong các ngành kinh tế chỉ chiếm có 48,5%, như vậy số lao động thiếu việc làm còn tương đối nhiều, đây cũng là một vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tớị Hiện nay lực lượng lao động làm việc trong các lĩnh vực kinh tế gồm: lao động nông lâm thuỷ sản chiếm 75,4%,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 49
lao động công nghiệp xây dựng chiếm 12,5%, lao động dịch vụ chiếm 12,1%.
4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a) Hạ tầng kỹ thuật *) Giao thông
- Đường bộ: Hiện tại trên địa bàn thị xã có 43 km đường quốc lộ đã được nhà nước đầu tư nâng cấp hoàn thiện, bao gồm: QL 18, QL 183, QL37. Đường tỉnh lộ có 19,5 km bao gồm đường 17A, đường Chu Văn An, đường Côn Sơn, đã được trải nhựa 100%. Đường cấp thị xã có 55,5 km, trong đó có 6,3 km là đường bê tông, 34 km đường trải nhựa và 15,2 km là đường đất núị Đường xã có 354,6 km, trong đó có khoảng 36% được cứng hoá, còn lại là đường đất núị Đường thôn xóm có 695,6 km, trong đó đã cứng hoá được 35%, còn lại là đường đất. Giao thông đô thị đã được đầu tư phát triển tương đối mạnh, đường nội thị của phường Sao Đỏ đã được nâng cấp, phường Phả Lại, phường Bến Tắm đang được củng cố nâng cấp và hoàn thiện.
- Đường sắt: Trên địa bàn thị xã có 40 km đường sắt Kép - Bãi Cháy và đường nhánh vào nhà máy nhiệt điện Phả Lại hiện nay giao cắt rất nhiều với đường bộ cũng gây trở ngại lớn cho giao thông.
- Đường thủy: Huyện có 3 con sông được khai thác cho giao thông thuỷ (sông Kinh Thầy, sông Thương và sông Đồng Mai). Hiện nay có 11 bến sông chu chuyển hành khách và hàng hoá, trong đó có 4 cảng sông là: cảng Đại Tân, An Bài, Bến Bình, Gốm). Hầu hết các bến bãi có quy mô nhỏ và còn hạn chế về phương tiện vận tải, trừ một số bến được xây dựng theo dự án Canadạ
Nhìn chung mật độ đường giao thông của thị xã tương đối cao nhưng tỷ lệ kết cấu cứng chưa nhiều, chất lượng các tuyến đường thấp, hạn chế đến khả năng vận chuyển lưu thông.
*) Hệ thống thuỷ lợi và cung cấp nước
Hệ thống thuỷ lợi đã cũ hiện đang được quy hoạch cải tạọ Hiện còn 28 hồ chứa nước đang phục vụ sản xuất nhưng cũng thường bị cạn vào vụ đông
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 50
xuân. Hệ thống kênh mương cũng bị xuống cấp nhiều do bồi lắng, chưa được nạo vét thường xuyên làm cho hệ số tưới tiêu đạt thấp. Diện tích tưới chủ động mới đạt 28% và tiêu chủ động đạt 60% diện tích canh tác.
Cấp nước sạch cho đô thị và nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Tại khu vực các thị trấn tỷ lệ cấp nước sạch đạt khoảng 80%, vùng nông thôn mới triển khai chương trình nước sạch bằng việc tổ chức xây dựng giếng khoan, đang từng bước nâng tỷ lệ dùng nước sạch lên khoảng 50%.
*) Hệ thống điện, bưu điện, thông tin liên lạc
Cho đến nay 100% số xã đã được cấp điện lưới khá ổn định. Ngành điện đang nâng cấp các trạm biến áp khu vực Sao Đỏ, Phả Lại và đường dẫn để hạ giá thành điện năng cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong huyện
Bưu điện, thông tin liên lạc đã được chú ý đầu tư phát triển mạnh trên địa bàn thị xã. Đến nay hệ thống truyền thanh, truyền hình và điện thoại đã phủ sóng trên địa bàn toàn thị xã. Tỷ lệ máy điện thoại tăng lên rất nhanh. Hệ thống truyền thanh đã được tổ chức đến từng xã, truyền hình đã có 1 trạm thu phát kênh truyền hình Trung ương.
b) Các công trình hạ tầng xã hội *) Giáo dục đào tạo
Sự nghiệp giáo dục đào tạo của thị xã luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng caọ
Giáo dục mầm non đã thu hút trên 90% số cháu trong độ tuổi đến lớp, quy mô và chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng ngày càng tốt hơn.
Giáo dục phổ cập tiếp tục phát triển cả về quy mô, chất lượng và cơ sở vật chất, đã thu hút 100% số cháu 6 tuổi vào lớp 1; 99,7% số học sinh tốt nghiệp lớp 5 vào học trung học cơ sở, 90% số học sinh tốt nghiệp lớp 9 và trung học phổ thông. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng,