KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại thị xã chí linh, tỉnh hải dương và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 97 - 99)

- Giảm mật độ nuôi, cung cấp nước sạch cho ao nuôị Dùng thuốc trộn vào thức ăn: Oxytetracyline: 5577mg/kg

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

5.1.1. Thị xã Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có quốc lộ 18 cao tốc Nội Bài –Hạ Long, QL37 là vành đai chiến lược quốc gia đi Bắc Giang, QL183 đi QL5, có 3 con sông lớn chạy qua là sông Kinh Thày, sông Thương và sông Đồng Mai, Chí Linh còn có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng đó là đền thờ Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Bà chúa Sao sa Nguyễn Thị Duệ. Tổng diện tích tự nhiên là 28.189,78 ha, trong đó có 961,97 ha đất nuôi trồng thủy sản (năm 2011), chiến 3,41% diện tích tự nhiên.

5.1.2. Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Chí Linh khá lớn so với các huyện trong tỉnh Hải Dương, được phân bố ở 19 xã/20 xã (chỉ duy nhất thị trấn Sao Đỏ không có diện tích nuôi trồng thủy sản). Trong 961,97 ha đất nuôi trồng thủy sản thì có 79,8 ha nuôi theo hình thức thâm canh, 48,5 ha nuôi quảng canh, còn lại 833,67 ha nuôi theo hình thức bán thâm canh. Năm 2011, năng suất bình quân cá các loại đạt 3,9 tấn/ha, đạt tổng sản lượng là 3.751,12 tấn/năm.

5.1.3. Chất lượng môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Chí Linh đã có biểu hiện ô nhiễm cần cảnh báo:

- Một số loại bệnh thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi đã làm thất thoát khá lớn về kinh tế nông hộ, đó là: Bệnh xuất huyết do vi khuẩn

Streptococcus, Khuẩn huyết do vi khuẩn Aeromonas, Trùng mỏ neo do trùng

Lernaea, Trùng rận cá do trùng Argulus, Nấm thủy mi do nấm Saprolegnia…

- Chất lượng môi trường nước trong ao hồ nuôi trồng thủy sản thể hiện một số chỉ tiêu môi trường vượt quá nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam ở cả hai hình thức thâm canh và bán thâm canh, cụ thể như sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 87

+ Thông số DO: ở ao nuôi bán thâm canh dao động 1,28mg/l đến 3,24 mg/l; ở ao nuôi thâm canh dao động 1,12mg/l đến 2,34mg/l so với QCVN thì DO mức A1 phải ≥6 và A2 ≥5. Như vậy DO trong các ao nuôi quá thấp so với QCVN;

+ Thông số COD: ở trong các ao nuôi kể cả nuôi thâm canh và bán thâm canh đều cao hơn rất nhiều lần so với QCVN, cụ thể COD dao động từ 25mg/l đến 66 mg/l, trong khi QCVN chỉ 10mg/l, mức A1 và 15mg/l, mức A2;

+ Thông số BOD5: ở trong các ao nuôi dao động từ 12mg/l đến 32mg/l, trong khi QCVN chỉ 4 mg/l, mức A1 và 6mg/l, mức A2;

+ Các thông số NO2-; NO3-; NH4+; PO43- đều cao hơn rất nhiều lần so với QCVN.

+ Các thông số môi trường còn lại đều nằm dưới ngưỡng cho phép so với QCVN.

5.2 Đề nghị

- Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, chưa phân tích được tính chất đất và các chỉ tiêu môi trường không khí, khí phát thải của ao nuôi trồng thủy sản. Vì vậy đề nghị được tiếp tục nghiên cứu tiếp những vấn đề trên để có kết luận mang tính hệ thống chính xác hơn.

- Tuyên truyền và hướng dẫn chủ hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Chí Linh đầu tư thâm canh theo đúng quy trình công nghệ được khuyến cáo để vừa có hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 88

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại thị xã chí linh, tỉnh hải dương và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)