Các vấn đề môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại thị xã chí linh, tỉnh hải dương và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 28 - 29)

Trong năm qua cũng nhờ việc áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong nuôi trồng và chế biến nên tình trạng ô nhiễm môi trường được hạn chế. Các mô hình nuôi như: nuôi trồng thủy sản trên vùng nước ngọt tập trung, nuôi cá bè trên sông, nuôi tôm/cá đăng quầng, nuôi cá kết hợp VAC, nuôi quảng canh, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh hay nuôi công nghiệp, nuôi sinh thái, luân canh lúa - tôm, luân canh lúa-cá, cá-tôm…đã đem đến nhiều lợi ích kinh tế cho người nuôị

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã nảy sinh không ít tồn tại, bất cập như: công tác quy hoạch không kịp với tốc độ phát triển; sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, không theo quy hoạch, môi trường một số nơi có dấu hiệu suy thoái dẫn đến dịch bệnh phát sinh và mất cân bằng giữa cung cầu; đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất còn hạn chế… Trong đó, vấn đề môi trường ngày càng trở nên bức thiết. Tình trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản còn tự phát, thiếu quy hoạch, chưa có hệ thống cấp và thoát nước hợp lý, thức ăn thừa không được xử lý, việc sử dụng hóa chất xử lý môi trường, thuốc phòng ngừa dịch bệnh không hợp lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và lây lan dịch bệnh. Quá trình phát triển đã bộc lộ những vấn đề bất cập về môi trường cần sớm được giải quyết. Nuôi trồng thủy sản (NTTS) vận hành kém hiệu quả sẽ tác động tiêu cực lên môi truờng như gây ô nhiễm đất và nước, giảm đa dạng sinh học, thiệt hại trong môi trường sống tự nhiên[6].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 19

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại thị xã chí linh, tỉnh hải dương và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)