Hóa chất gây màu nước

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại thị xã chí linh, tỉnh hải dương và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 89 - 90)

- Giảm mật độ nuôi, cung cấp nước sạch cho ao nuôị Dùng thuốc trộn vào thức ăn: Oxytetracyline: 5577mg/kg

4.4.2.Hóa chất gây màu nước

3. Bệnh nấm thủy mi do

4.4.2.Hóa chất gây màu nước

Nhóm chất này đước sử dụng để nuôi tảo, tạo màu nước cho ao nuôị Theo thống kê có 15% số hộ nuôi sử dụng các sản phẩm của nhóm này trong NTTS. Một số sản phẩm thường được sử dụng để tao màu nước cho ao như:

* Phân vô cơ (như urê, NPK, DAP, lân):

Để gây màu nước cho ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu cho tôm và hạn chế sự phát triển của rong đáỵ

Cách dùng: Hoà tan phân vô cơ vào nước rồi tạt đều khắp ao vào buổi sáng (8-10 giờ sáng). Loại phân urê (45: 0: 0), liều lượng 20kg/ha; NPK (20: 20: 0) liều lượng 20kg/ha; DAP liều lượng 10-15kg/ha bón 1 lần/ngày và liên tục đến khi gây được màu nước tốt. Trong trường hợp ao nuôi bị lên phèn, nghèo dinh dưỡng, tảo khó gây màu, có thể dùng thêm lân với liều lượng 0,8ppm (8kg/ha).

* Phân hữu cơ:

Có nhiều loại phân hữu cơ có thể dùng để gây màu nước hiệu quả như phân bò, phân gà, cám sống, bột cá, bột đậu nành…

Cách dùng: Các loại phân chuồng phải ủ hoai, ngâm trong nước qua đêm rồi tạt đều khắp đáy ao với liều lượng 200-300kg/hạ Tuy nhiên hiện nay, dùng các loại phân chuồng gây màu nước thường không an toàn, dễ mang theo vi khuẩn gây bệnh cho ao nuôi tôm nên phương pháp này ít được sử dụng.

* Chế phẩm sinh học:

Sử dụng chế phẩm sinh học như MD BIO CAPGA, MD BIO PROTEIN, BLUEMIX,... gây màu nước, nuôi các phiêu sinh là đặc dụng nhất, vì nó chủ động đưa vào nước ao nuôi một hệ vi sinh vật có lợi, nhằm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 79

giúp các loại tảo có ích phát triển và hạn chế các loại tảo có hạị

Cách dùng: Liều lượng sử dụng theo yêu cầu của nhà sản xuất. Lưu ý: Không được sử dụng chế phẩm sinh học cùng một lúc với các loại hoá chất có tính diệt khuẩn như BKC, thuốc tím, Chlorine, Iodine, kháng sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại thị xã chí linh, tỉnh hải dương và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 89 - 90)