0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TẠI THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 44 -54 )

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

a) Vị trí địa lý

Chí Linh là khu vực miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách Thành phố Hải Dương gần 40 km. Địa giới hành chính của thị xã bao gồm:

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; - Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh;

- Phía Đông giáp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; - Phía Nam giáp các huyện: Nam Sách, Kinh Môn.

Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là nơi nằm ở nút giao thông quan trọng của tỉnh, thuộc địa bàn trọng điểm kinh tế phía Bắc. Chí Linh có 20 đơn vị hành chính (17 xã và 3 thị trấn), trong đó Sao Đỏ là thị trấn huyện lỵ. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 28.189,78 ha, dân số tại thời điểm điều tra cuối năm 2010 có 230.444 ngườị Mật độ dân số bình quân 817 người/km2, là nơicó mật độ bình quân thấp nhất tỉnh (mật độ trung bình toàn tỉnh là 1035 người/km2). Chí Linh có vị trí địa lý thuận lợi về kinh tế, có nhiều đường giao thông quan trọng chạy quạ Quốc lộ 18 là đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, chạy qua địa bàn huyện 20 km; quốc lộ 183 nối Chí Linh với thành phố Hải Dương và quốc lộ 5 tới thành phố cảng Hải Phòng. Đường 37 là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm thị xã đi tỉnh Bắc Giang. Về đường thuỷ, huyện có 40 km đường sông với 3 con sông bao bọc là sông Kinh Thầy, sông Thương và sông Đồng Mai, đó là những tuyến giao thông thuỷ thuận lợi giữa thị xã với các vùng lân cận.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34

Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi cho thị xã trong giao lưu kinh tế, tiếp cận nhanh với thị trường trong vùng và cả nước; về vị trí quốc phòng Chí Linh là ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc bộ nên có một tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phòng thủ quốc giạ

b) Địa hình, địa mạo

Địa hình Chí Linh có độ dốc nghiêng dần từ Bắc - Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình đa dạng, có cả phần núi cao, đồi thấp và đồng bằng, được chia thành 3 tiểu vùng chính:

- Vùng núi cao thuộc cánh cung Đông Triều xen bãi bằng ở các xã phía bắc của thị xã gồm: Hoàng Hoa Thám, Bắc An, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Lê Lợi, Hưng Đạo và một phần xã Cộng Hoà. Vùng này có dãy núi cao nhất là Dây Diều cao 618 m, Đèo Trê cao 533 m, còn lại đại bộ phận là ở độ cao từ 200 - 300 m so với mực nước biển. Cấu tạo địa chất chủ yếu là đá trầm tích.

- Vùng giữa thị xã bám theo quốc lộ 18 là khu đồi lượn sóng, có độ cao khoảng 50 - 60 m, độ dốc khoảng 10 - 150, có nhiều đồi thấp thuận tiện cho việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp với mô hình vườn đồị Vùng này có nhiều thung lũng rộng, trồng lúa, màụ

- Vùng đồng bằng phù sa ở phía nam quốc lộ 18 là các xã Cổ Thành, Nhân Huệ, Văn An, Chí Minh, Đồng Lạc, Tân Dân... Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, càng về phía nam địa hình càng thấp trũng. Đất phù sa chủ yếu do sự bồi đắp của sông Kinh Thầy, trong vùng thường có những cồn (bãi) ngoài đê, thích hợp cho việc trồng rau màụ

c) Điều kiện khí tượng, thủy văn *) Khí tượng

Chí Linh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và hanh khô về mùa đông.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình khoảng 200C. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn, tháng nóng nhất nhiệt độ lên tới 40.70C (tập trung vào tháng 7 và 8), tháng lạnh nhất xuống tới 2.80C (tháng 1 và 2)(số liệu quan trắc trong nhiều năm).

- Nắng: số giờ nắng tương đối cao, theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Hải Dương năm 2002 cho thấy số giờ nắng trung b́nh hàng năm là 1341 giờ và phân phối không đều cho các tháng, tháng 8 là tháng có số giờ nắng cao nhất (177 giờ), tháng 2 là tháng có số giờ nắng thấp nhất (22 giờ).

- Độ ẩm:

+ Độ ẩm tương đối, trung bình 85%

+ Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối 19% + Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình 69% - Tốc độ gió:

+ Tốc độ gió cao nhất 1.9m/s

+ Hướng chủ đạo là hướng Đông Nam

- Với khí hậu như vậy rất thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của các loại thủy sản.

*) Thủy văn

Khu vực dự án nằm ven sông Thương, sông Lục Đầu Giang, nên chế độ thủy văn khu vực phụ thuộc vào các con sông nàỵ

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, tổng lượng mưa tập trung chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chiếm 20%. Lượng mưa b́nh quân nhiều năm đạt 1500 mm. Lượng mưa trung b́nh cao nhất vào tháng 8 lên tới 305 mm, cá biệt có năm lên tới 712 mm, tháng 12 có lượng mưa thấp nhất 16.7 mm. Vì vậy mùa mưa vùng này thường xuyên xảy ra ngập úng không canh tác được.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36

Bảng 4.1: Khí tượng thủy văn Hải Dương

(trị số trung bình 2006-2011)

Nhiệt độ (oC) Lượng mưa

Tháng Trung bình Tối cao trung bình Tối cao tuyệt đối Tối thấp trung bình Tối thấp tuyệt đối Tổng lượng mưa tháng (mm) Cường độ mưa ngày cao nhất (mm) Số ngày có mưa trong tháng 1 16,2 19,2 24 14,1 9,5 4 2 4 2 20,2 23,1 26,2 18.0 9,6 21 10 10 3 21,2 24,3 28,5 19,5 11,8 40,7 15 23 4 22,4 25,4 30,4 20,7 13,6 44 19 6 5 26,3 30 34,7 24,1 20 100 40 10 6 29,3 32,1 36,2 27,2 23,5 293 81 13 7 29,3 32.0 34,5 27,2 23,3 417 290 10 8 28,6 31,6 34,4 26,2 23,5 122 41 15 9 26,8 30 33 24,4 21,5 269 68 17 10 25,5 28,8 31,9 22,7 19,2 80 47 7 11 20,2 25,1 28,3 17 10,7 41 39 2 12 20 22,6 25,5 18,2 13,4 7 4 3

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn trạm Hải Dương)

0 80 160 240 320 400 480 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng T ổn g th án g (m m ) . 5 10 15 20 25 30 35 N hi ệt đ ộ (° C )

Tổng lượng mưa Tổng lượng bay hơi Nhiệt độ trung bình

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37

Tổng lượng mưa hàng tháng dao động trong khoảng lớn 4 – 417 mm. Tổng lượng mưa cao nhất trong tháng tập trung vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9.

*) Nguồn nước

Nguồn nước cung cấp cho thị xã Chí Linh là: nước sông Thương qua các cống dưới đê, qua hệ thống làm mát máy nhiệt điện Phả Lại thải ra kết hợp cung cấp nước rất thuận lợi, có thể lấy hoặc thải trực tiếp hoặc bằng động lực bơm lên bể xả, kênh xả vào cấp cho các ao, hay bơm thẳng ra sông qua cống xả dưới đê để tiêu nước mưa, thay nước ao nuôi, khi mùa mưa lũ, mực nước sông ngoài cao, đều rất thuận lợị

Chất lượng nguồn nước cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước mặt của sông Thương, nguồn nước này quanh năm luôn chảy và phía thượng lưu có nhà máy và khu công nghiệp. Theo tài liệu khảo sát chất lượng nước sạch, nước ngầm của cả vùng đều bảo đảm chất lượng, chưa có biểu hiện bị ô nhiễm. *) Chế độ mực nước

Trên sông Thương tại vị trí Phả Lại: - Mực nước báo động I (+3.85) - Mực nước báo động II (+4.85) - Mực nước báo động III (+5.85) - Mực nước thiết kế đê (+6.85) - Mực nước lớn nhất (+6.86)

- Mực nước lũ lịch sử tháng 8/1971 (+7.21)

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất * Điều kiện thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra phúc tra Bản đồ đất Chí Linh của viện Thiết kế quy hoạch bộ Nông nghiệp năm 1996, thì đất đai Chí linh phần lớn là đất đồi núi được hình thành trong quá trình phong hoá đá mẹ, đất dốc tụ hoặc xen kẽ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 38

giữa phù sa với quá trình dốc tụ. Có thể phân ra 2 nhóm đất chính là:

- Đất Feralit phát triển trên đá mẹ sa thạch, cuội kết, dăm kết trên địa hình đồi núi:

Đặc điểm: đại bộ phận tầng đất mỏng và trung bình, nhưng cũng có nơi đất phát triển trên đá sa thạch tầng đất dầy từ 1 - 3 m (khu vực xã Hoàng Tiến). Đất có thành phần cơ giới nhẹ và cát pha, khả năng giữ nước kém.

Quá trình sử dụng đất đồi núi thường gắn với các biện pháp chống xói mòn, rửa trôị Hướng sử dụng nhóm đất này là đẩy mạnh trồng rừng để tăng độ che phủ và phát triển các mô hình nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả lâu năm.

- Nhóm đất phù sa được hình thành do bồi tụ của phù sa sông Thái Bình: Nhóm đất này có diện tích trên 60% tông diện tích tự nhiên, được phân bố ở hầu hết các xã trong huyện.

Đặc điểm: Nhóm đất này thường có địa hình tương đối bằng phẳng từ vàn cao đến trũng ứng, thành phân cơ giới từ thịt nẹ đến thịt nặng. Cây trồng chủ yếu là lúa, rau màu, cây công nghiệp hàng năm và nuôi trồng thủy sản. * Hiện trạng sử dụng đất

Qua bảng trên cho thấy: Tổng diện tích tự nhiên của toàn thị xã là 28.202,78 hạ Trong đó, quỹ đất nông nghiệp là 21.253,94 ha, chiếm 75,36% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp và cú sản xuất nông nghiệp là 13.013,45 ha chiếm 46,14%. Đất lâm nghiệp là 7.469,77 ha chiếm 26,49% so với tổng diện tích đất tự nhiên với 3 loại rừng: rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn. Đất lâm nghiệp hiện nay đó và đang được khai thác tốt, hợp lý nhờ đó đó phát huy tốt vai trũ bảo vệ nguồn nước, môi trường, sản phẩm từ rừng và chăn nuôi đại gia súc của đồng bào miền núị Đất nuôi trồng thủy sản của Chí Linh là 767,91 ha, chiếm 2,72 % tổng diện tích đất tự nhiên.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 39

Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Chí Linh năm 2010

Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) STT Tổng diện tích đất tự nhiên 28202,78 100 1 Đất nông nghiệp 21253,94 75,36 1.1 Đất sản xuất nụng nghiệp 13013,45 46,14 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6635,71 23,53 1.1.1.1 Đất trồng lúa 5644,82 20,02 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 990,89 3,51

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 6377,74 22,61

1.2 Đất lâm nghiệp 7469,77 26,49 1.2.1 Đất rừng sản xuất 202,3 0,72 1.2.2 Đất rừng phũng hộ 6127,35 21,73 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1140,12 4,04 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 767,91 2,72 1.4 Đất nông nghiệp khác 2,81 0,01

2 Đất phi nông nghiệp 6766,75 23,99

2.1 Đất ở 1115,49 3,96

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 895,89 3,18

2.1.2 Đất ở tại đô thị 219,6 0,78

2.2 Đất chuyên dùng 3660,37 12,98

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 54,4 0,19

2.2.2 Đất quốc phòng 182,53 0,65

2.2.3 Đất an ninh 34,63 0,12

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 525,75 1,86 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 2863,06 10,15

2.3 Đất tôn giao, tín ngưỡng 18,95 0,07

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 140,52 0,50

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1828,72 6,48

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 2,7 0,01

3 Đất chưa sử dụng 182,09 0,65

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 90,2 0,32

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 90,01 0,32

3.3 Núi đá không có rừng cây 1,88 0,01

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 40

Đất phi nông nghiệp của Chí Linh là 6.766,75 ha, chiếm 23,99% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất ở là 1.115,49 ha, chiếm 3,96% tổng diện tích tự nhiên, đất chuyên dùng là 3.660,37 ha, chiếm 12,98 % tổng diện tớch tự nhiên. Đặc biệt trên địa bàn Chí Linh có 1.828,72 ha đất mặt nước sông suối và mặt nước chuyên dùng, đây là tiềm năng rất lớn để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trong tương lai của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải dương.

Diện tích đất chưa sử dụng là 182,09 ha chiếm 0,65%, bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng câỵ c) Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt cũng như nước ngầm trên địa bàn huyện khá phong phú. Ba mặt của thị xã được bao bọc bởi 3 con sông lớn: Sông Thương, sông Đồng Mai và sông Kinh Thầỵ Các sông này cùng với hệ thống thuỷ nông từ Phao Tân đến An Bài và nhiều hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo đã cung cấp nước cho phần lớn diện tích canh tác trên địa bàn huyện.

Về lâu dài nước mặt vẫn là nguồn chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là nguồn nước từ sông Thương được đánh giá là có chất lượng tốt.

Nước ngầm khá dồi dào và chất lượng được đánh giá là rất tốt có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất phi nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. d) Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn thị xã có một số loại khoáng sản phi kim loại với trữ lượng khá lớn như cao lanh, sét chịu lửa, than nâụ.. Những loại khoáng sản này là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp gốm sứ, thuỷ tinh và sản xuất các vật liệu xây dựng khác. Than nâu có ở Văn Đức, An Lạc đã được khai thác từ một số năm nay, tuy nhiên trữ lượng các mỏ than này không lớn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 41

e) Tài nguyên nhân văn, tiềm năng du lịch

Chí Linh có 230.444 người, trong đó có nhiều dân tộc anh em sinh sống, với sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và tài năng lao động của các dân tộc, sức sáng tạo của con người đã tạo cho Chí Linh một vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, có nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Mảnh đất và con người nơi đây được coi là “vùng đất địa linh nhân kiệt”, với những địa danh nổi tiếng như: Côn Sơn, Kiếp Bạc, mảnh đất đã đi vào lịch sử với những chiến công oanh liệt của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Con người Chí Linh tài hoa, thông minh, cần cù chăm chỉ, nổi tiếng với những truyền thống hiếu học và đỗ đạt như danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi, nhà giáo Chu Văn An, tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ... Tất cả đã tạo cho Chí Linh một tiềm năng du lịch khá lớn.

Thị xã có nhiều di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, 9 di tích được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia như: Chùa Côn Sơn thờ thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ và là nơi gắn với tên tuổi của Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới; Đền Kiếp Bạc gắn với tên tuổi và sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên vào thế kỷ XIII; Đền thờ nhà giáo Chu Văn An; Đền thờ bà chúa Sao Sa (nữ tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Thị Duệ); Đền Gốm thờ vị tướng tài của dân tộc Trần Khánh Dư; Cụm di tích đền Cao tại xã An Lạc thờ vua Lê Đại Hành...

Trên địa bàn huyện còn có 7 di tích cổ đang được nghiên cứu phục hồị Địa danh Phả Lại lịch sử là phòng tuyến của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn và Lý Thường Kiệt chống quân Tống xâm lược.

4.1.1.3. Cảnh quan môi trường

Về cảnh quan thiên nhiên và môi trường, huyện còn có các hồ nước tự

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TẠI THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 44 -54 )

×